Thursday, November 25, 2010

Ba cái nhìn từ Tây Phương về Trung Quốc

Mối quan tâm về Hoa Lục ngày càng tăng theo những bước phát triễn về kinh tế, chính trị và quân sự của nước này. Người viết xin chọn và giới thiệu ba nghiên cứu của các tác giả nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau:

§         Chính trị địa dư: bài báo 18 trang “The Geography of Chinese Power”. Tác giả Robert D. Kaplan đăng trên tập san Foreign Affairs số tháng 05-2010

§         Kinh tế và xã hội: bài báo 21 trang “In China, Cultivating the Urge to Splurge”. Tác giả David LeonHardt đăng trên nhật báo The New York Times ngày 24 tháng 11 năm 2010

§         Chính trị, văn hoá và lịch sử:: sách dài 435 trang “When China Rules the World: The End of the Western World and the Birth of a New Global Order”. Tác giả  Martin Jacques xuất bản vào tháng 11-2009

Người viết có vài nhận xét tổng quát trước khi vào chi tiết:

o       Tương quan trong khu vực Đông Á thay đổi rất nhanh nhất là từ sau khi ngoại truởng Hillary Clinton khẳng định mối quan tâm của Hoa Kỳ tại vùng Đông Nam Á, và động thái khiêu khích của Bắc Hàn qua việc bắn chìm tàu chiến và pháo kích sang Nam Hàn ở Bắc Á. Hai sự kiện khiến một số nhận xét của hai tác giả Robert Kaplan (5-2010) và Martin Jacques (11-2009) phải thay đổI ít dù chỉ mới ấn hành trong vòng 1 năm trước đây.
o       Với cái nhìn của một người từ Á Châu dù có đồng ý hay không với các tác giả thì chúng ta cũng nên ghi nhận rằng các quan điểm này phản ảnh lăng kính của giới quan sát và ảnh hưởng lên chính sách từ phương Tây

***

Bài báo dài 18 trang mang tựa đề “The Geography of Chinese Power” của Robert D. Kaplan đăng trên tập san Foreign Affairs số tháng 05-2010, trình bày cái nhìn tổng thể trên góc cạnh địa chính trị (geo-politics) giữa Hoa Lục và các nước láng giềng (Nga - Ấn – Đông Nam Á – Hàn - Nhật), cùng những khu vực lợi it chiến lược (Tân Cương – Tây Tạng – Đài Loan - biển Đông). Tác giả cho rằng Trung Quốc có lợi thế vừa là một đại quốc trên đất liền (land power) lẫn duyên hải (sea power - với vùng ven biển dài hơn 9000 dặm). Hai mục tiêu chính của Hoa Lục là (a) tìm tài nguyên tại các vùng thưa dân nhưng giàu khoáng sản như Trung Á, Mông Cổ, và xa hơn nửa là Phi Châu và (b) bảo đảm con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang qua biển Đông. Sự bành trướng của Trung Quốc tất yếu sẽ va chạm với các nước lớn trên lục địa gồm Nga-Ấn , cùng các thế lực biển khơi gồm Mỹ - Nhật – Đài Loan – Đông Nam Á.


***

Bài báo dài 21 trang mang tựa đề “In China, Cultivating the Urge to Splurge”. của David LeonHardt đăng trên nhật báo The New York Times ngày 24 tháng 11 năm 2010 phân tích tương quan giữa kinh tế thị trường và mô hình chính trị độc đảng. Nhà cầm quyền không bị chi phối bởi nhiều khuynh hướng của đa đảng nên một mặt đã thành công tập trung nhân vật lực cho các bước phát triễn ngoạn mục, nhưng bù lại phải trả giá đắt qua sự chênh lệch giàu nghèo và huỹ hoại môi trường. Tác giả đánh giá rằng Bắc Kinh hiện tích trữ một khoảng ngoại tệ khổng lồ (2500 tỷ USD) nên đủ khả năng giải quyết mọi thử thách trong vòng 5-10 năm tới đây, những sau đó sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng nếu vẫn không giải quyết các mâu thuẩn nội tại về chính trị và xã hội. Nói cách khác, Hoa Lục dù không cần vội vã thay đổi chính sách nhưng thời gian cũng cạn dần!

 

Theo nhận xét của người viết thì đây là một bài báo rất giá trị, cách trình bày cân đối và chuyên môn đồng thời tránh được cảm tính khen chê thường thấy khi bàn về một đề tài tế nhị như Trung Quốc.


***

Quyễn sách dài 435 trang mang tựa đề “When China Rules the World: The End of the Western World and the Birth of a New Global Order là một công trình nghiên cứu đáng kể của Martin Jacques về ảnh hưởng của nền văn hoá và lịch sữ Trung Hoa khi đất nước này tiến lên hàng siêu cường. Một cách ngắn gọn, tác giả phân tích vào chi tiết câu nói của Napoleon Bonaparte 200 trước đây: “Hãy để Trung Hoa ngủ yên vì thế giới sẽ rung chuyển khi nước này thức dậy”

Martin Jacques đã tìm hiểu về ảnh hưởng của Khổng Giáo và quan niệm về Hán tộc để nhận xét rằng xã hôi Trung Quốc dù canh tân hoá vẫn mang đậm sắc thái phong kiến & truyền thống và va chạm với những các quan niệm về tự do và dân chủ của Tây Phươngi.

Điểm mạnh của quyển sách là tác giả bỏ nhiều thời gian sinh sống và tìm hiểu về tập quán tại Hoa Lục nên có thể được dùng cho các thanh niên gốc Á Châu đọc và hiểu thêm về nền văn hoá của nước này.

Khuyết điểm là tác giả không đề cập đến các mâu thuẩn xã hội đòi hỏi Bắc Kinh phải giải quyết các thách thức nội tại này; viết về nền văn hoá truyền thống nhưng lại không phân tích đâu là các giá trị phổ cập mà nhân loại đã bỏ ra 200 năm để tìm đến; phác hoạ rất mông lung những nét về sự hài hoà giữa cái cũ và mới - thật sự có lẻ không riêng gì tác giả mà cũng không ai biết xã hội Trung Hoa sẽ đi về đâu trong vòng 10-20 năm tới đây!

***

Nhìn chung, trên đây là các công trình nghiên cứu đứng đắn và cân đối, vượt lên trên những biến cố thời sự để mang lại cách nhìn lâu dài và toàn diện về một trong những vấn đế quan trọng nhất của thế kỷ 21.   

No comments:

Post a Comment