The End Of The Free Market - tác giả Ian Breemer
Ý chính của quyển sách là nhấn mạnh đến một trào lưu mang tên “Tư Bản Nhà Nước hay State Capitalism” vốn trổi mạnh từ sau Chiến Tranh Lạnh và có khuynh hướng đối nghịch với mô thức thị trường tự do của Âu Mỹ - tiêu biểu là các nước giàu tài nguyên như Trung Đông, Nga, Venezuala, hay từ những nền kinh tế đang trổi dậy tại Việt Nam, Trung Quốc.
Tổ chức thị trường nào cũng cần có nhà nước can thiệp ít để bảo đảm luât pháp, tính cạnh tranh và mức độ an sinh tổi thiểu của người dân. Nhưng sự khác biệt ở chổ thay vì nhà nước chỉ giám sát vừa đủ để bảo đảm thị trường được vận hành tự do, thì trong mô hình Tư Bản Nhà Nước mục tiêu chính của giới cầm quyền là dùng phát triển để duy trì vị thế lãnh đạo.
Chiến Tranh Lạnh kết thúc đánh dấu sự cáo chung của mô hình kinh tế tập trung, nhưng nhiều nền độc tài vẫn tồn tại hay sinh sôi nẩy nở. Tuy nhiên các nhà cầm quyền đều hiểu rằng cần phải thành hình một cơ chế thị trường tự do để phát huy sáng kiến cá nhân, tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh, qua đó cũng cố cho tính chính đáng của chế độ. Nhưng đồng thời nhà nước phải kiểm soát các sinh hoạt huyết mạch như tài nguyên, giao thông liên lạc, ngân hàng và các ngành công nghệ cao nhằm ngăn chận không cho một lực lựợng kinh tế nào trổi dậy đủ mạnh để thách thức vị thế của giai cấp lãnh đạo.
Tiêu biểu cho các tập đoàn quốc doanh khổng lồ gồm: Saudi Aramco (Saudi Arabia ), Gazprom (Nga); NIOC (Iran ); PDVSA (Venezuala). Riêng tại Trung Quốc nhà nước nắm quyền kiểm soát các đại công ty như CPNC (dầu hỏa); SGCoC và CSPG (điện lực); CDB và ABC (ngân hàng); FGC, DMC va SAIC (công nghệ); CT, CMCC, Huawei (truyền thông).
Từ trước đến nay khi nói đến tư bản quốc tế người ta vẫn nghỉ đến các đại công ty Tây Phương, nhưng giờ đã bị qua mặt bởi các tập đoàn quốc doanh. Tiêu biểu như hảng dầu danh tiếng ExxonMobil nay rơi xuống đứng hàng thứ 15 trên thế giới.
Nền kinh tế của các nước đang mở mang tăng nhanh nhờ vào giá dầu hoả nhảy vọt, nhân công rẻ và chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài, từ đó tích tụ các ngân khoảng dự trử khổng lồ. Khi Âu-Mỹ rơi vào cuộc Đại Khủng Hoảng 2007-09 thì những nước này nhờ vào đó để kích thích nền kinh tế thoát ra cơn suy trầm toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Venezuala… qua đó kết luận rằng thị trường tự do theo lối Tây Phương đã thất bại, và chính sách nhà nước kiểm soát và thúc đẩy kinh tế mới thành công.
Khi Hoa Kỳ và Âu Châu tung những khoảng tiền khổng lồ cứu cấp ngân hàng và ngành kỷ nghệ xe hơi thì cũng là một cách thức để nhà nước công hữu hoá các ngành nghề thiết yếu trong xã hội. Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời để ổn định thị trường. Trái lại trong mô hình Tư Bản Nhà Nước thì việc nhà nước nắm giữ các công nghệ thiết yếu phải liên tục với mục tiêu tối hậu nhằm duy trì vĩnh viển vị thế của giai cấp lãnh đạo.
Các nước kém mở mang tại Á-Phi và Nam Mỹ khi rơi vào khủng hoảng hay cần phát triển trước đây phải vay mượn từ IMF hay World Bank; các điều kiện đi kèm thường là tư nhân hoá hệ thống tài chánh và công nghiệp, đồng thời giảm thiểu vai trò của nhà nước. Nhưng đến nay lại có nguồn tài chánh mới từ các SWF (Sovereign Wealth Funds – hay các quỹ đầu tư quốc gia) mà quan trọng nhất là từ Trung Quốc. Mục tiêu chính của các quỹ này nhằm đầu tư khai thác các tài nguyên chiến lược như dầu hoả, kim loại, lương thực mà không kèm theo những điều kiện cải tổ kinh tế và xã hội, nên được các nhà độc tài tại những nước nghèo như Sudan , Miến Điện, … rất hưởng ứng. Sự khác biệt trong mô hình kinh tế đã trở nên các tranh chấp về chính trị, và ảnh hưởng đến trào lưu dân chủ tự do toàn cầu.
Quyển sách dài 203 trang do nhà xuất bản Penguin ấn hành vào năm 2010 đã mang đến một cách nhìn mới về những tương quan trong thế kỷ 21 bên cạnh các quan điểm về địa chính trị, thương mại toàn cầu hoá v.v…
No comments:
Post a Comment