Sunday, April 19, 2020

Mất cân bằng trong kinh tế toàn cầu: chính quyền và khủng hoảng kinh tế (Bài 20)


Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.

Trong mỗi quốc gia đều có chi tiêu công (public spending) và tư (private spending). Tiền có chi ra thì mới tạo công ăn việc làm nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ, qua đó giúp kinh tế phát triển. Chi tiêu bao gồm mua sắm (nhà cửa, áo quần, hãng xưởng…), đầu tư công (giáo dục, y tế, đường xá, điện nước…) và đầu tư tư nhân (mở nhà máy, tiệm tùng, mua trang thiết bị mới…) Chi tiêu có thể hiệu quả (đầu tư tốt chuẩn bị cho tương lai) hay bị thất thoát (tham nhủng) hoặc lãng phí (cờ bạc, các công trình vô dụng). Vì khả năng chi tiêu trong mỗi quốc gia đều có hạn nên một khi chi tiêu công quá nhiều sẽ đè bẹp chi tiêu tư.

Ngược lại nếu buôn bán yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp và tư nhân co cụm không dám đầu tư tiêu xài. Khi đó nhà nước phải đắp bù vào khoảng trống chi tiêu nhằm tạo ra mức cầu tối thiểu làm nền chống đỡ nền kinh tế không cho sụp đổ, bằng không đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái (kinh tế yếu kém đi khiến dân chúng không dám tiêu xài; dân chúng không dám chi tiêu khiến buôn bán càng thêm ế ẩm). Khi kinh tế tuột dốc tiền thuế thu vào giảm mạnh trong khi chi tiêu công nhảy vọt nên chính quyền không khỏi lạm chi (deficit) trừ trường hợp có khoảng dự trữ lớn. Phải đợi đến lúc kinh tế phục hồi và chi tiêu tư tăng trở lại thì nhà nước mới giảm chi tiêu công để cân bằng ngân sách và trang trải nợ công.

Chi tiêu công chia ra làm hai phần: quy định (non-discretionary spending) và tùy tiện (discretionary spending). Các khoảng chi tiêu công được quy định bao gồm an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp - kinh tế suy thoái, công nhân mất việc thì quỹ thất nghiệp tự động tăng nhảy vọt giúp cho người mất việc có phương tiện sinh sống. Giả sử kinh tế được ví như chiếc xe đò đang chạy bon bon nhưng thỉnh thoảng sụp ổ gà (rơi vào khủng hoảng) thì các khoảng chi tiêu được quy định là ống nhún (shock absorber, hay còn gọi là automatic stabilizer) bảo vệ sườn xe không bị gãy.

Các khoảng chi tiêu tùy tiện do Tổng Thống và Quốc Hội thương lượng hàng năm tăng giảm bao gồm ngân sách quốc phòng, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, đầu tư hạ tầng, v.v… Trong trường hợp khẩn cấp như ôn dịch Vũ Hán Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2.2 ngàn tỷ USD giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ gia đình có tiền sinh sống trong giai đoạn kinh tế đóng băng. Trong tương lai là các chương trình đầu tư hạ tầng khổng lồ khác nhằm tạo công ăn việc làm cho những người mất việc; hay tăng ngân sách y tế cho những người không có bảo hiểm; và…tăng thuế để bù đắp các khoảng lạm chi.

Ngoài trừ các gói cứu trợ khẩn cấp thì những khoảng chi tiêu tùy tiện còn lại mất rất nhiều thời giờ thương lượng và tranh cãi. Đảng Dân Chủ đòi tăng thuế để mở rộng vai trò của nhà nước. Đảng Cộng Hòa đòi chính quyền cắt giảm các khoảng chi tiêu không cần thiết thay vì tăng thuế. Kết quả của các cuộc thương lượng thường là vừa tăng thuế vừa tăng chi (!) cho vừa lòng đôi bên. Chính vì lý do này nên vai trò của NHTƯ Hoa Kỳ trở nên quan trọng: NHTƯ quyết định độc lập và nhanh chóng nên tiền từ NHTƯ tức thời tuôn vào thị trường, trong khi ngân sách từ những khoảng chi tiêu tùy tiện của chính quyền hứa thì nhiều nhưng chờ hoài không thấy. Bù lại tiền của NHTƯ chạy sang các ngân hàng và đại công ty (tức thị trường tài chánh) trước khi đến dân chúng nên giúp doanh nghiệp và nhà giàu hưởng phần lợi lớn (giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng và công ăn việc làm) so với công nhân. Để so sánh thì các chi tiêu tùy tiện như đầu tư hạ tầng một khi thông qua sẽ tạo công ăn việc làm và sản phẩm (đường xá, Internet) có lợi lâu dài cho đất nước.

Trên nguyên tắc khi kinh tế suy thoái, thuế thu vào sụt giảm nhưng nhà nước cần lạm chi bù đắp khoảng trống chi tiêu thì nợ công sẽ tăng. Ngược lại khi kinh tế phát triển, thuế thu vào tăng thì nhà nước cần giảm bớt chi tiêu để không dành vốn với khu vực tư nhân, đồng thời trả bớt nợ công. Tuy nhiên trong thực tế một khi nhà nước đã phình to ra rất khó thu nhỏ lại. Mọi khoảng chi tiêu công đều có lợi cho một tầng lớp trong xã hội cho nên không phe phái nào muốn bị thiệt thòi do nhà nước giảm chi. Kết quả ở Mỹ chính quyền dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì ngân sách lúc nào cũng tăng và nợ công theo đó nhảy vọt. Cho nên cố Tổng Thống Ronald Reagan cho rằng có 9 chử đáng sợ nhất trong Anh Ngữ là “I’m from the government and I’m here to help”, nếu dịch theo ý là dân chúng đừng có lo để nhà nước no.

Nợ công tăng tức nhà nước sớm hay muộn phải tăng thuế hoặc giảm chi đẻ trả nợ - nghĩa là con cháu phải trả khoảng nợ cha mẹ ăn xài hoang phí. Nợ công tăng khiến lãi xuất tăng (chính quyền phải tăng phân lời khi mượn nợ) khiến tư nhân khó vay mượn vốn đầu tư, tức là chi tiêu công bóp nghẹt khu vực tư nhân.

Ngược lại gần đây có thêm lý thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) với cách nhìn rất lý thú rằng Hoa Kỳ nên mượn thêm rất nhiều nợ so với hiện thời. Lý do khi một nước vay nợ bằng tiền của chính mình (Mỹ, Nhật, Anh) nhưng ngày nào còn có người chịu cho mượn tiền với phân lời thấp…tại sao không vay mượn càng nhiều càng tốt để đầu tư vào hạ tầng và tạo ra công ăn việc làm trong nước? Nói cách khác, nếu in tiền trả nợ mà vẫn có người tiếp tục cho vay…dại gì không mượn nợ!  Giới hạn duy nhất là khi người cho vay bắt đầu “chê” USD - khiến lạm phát vì đô la mất giá, nhưng cho đến nay chẳng ai “chê” USD (lạm phát thấp và phân lời cực rẻ) thì chính quyền Mỹ cần vay mượn thêm rất nhiều để chống cự độc vật Vũ Hán.

Xin nhấn mạnh là quan điểm này không áp dụng cho những nước vay mượn nợ bằng USD như Việt Nam, hay khu vực EU vì Pháp, Ý, v.v… không thể tự mình in ra đồng tiền chung Euro. Nhưng đây là đề tài trong dịp khác.

Trước hết xin nhắc lại ý chính của bài 19: trong quản lý kinh tế nhà nước Hoa Kỳ nói chung bao gồm Tổng Thống và Quốc Hội (do dân bầu) và Ngân Hàng Trung Ương (NHTƯ tức một cơ quan hành chánh độc lập không do dân bầu). NHTƯ Hoa Kỳ điều chỉnh nền kinh tế phát triển “nóng” hay “nguội” qua lãi xuất và lượng tiền USD lưu hành trên thị trường, trong khi Tổng Thống và Quốc Hội điều hành nền kinh tế bằng thuế má và ngân sách. Bài 19 đã tìm hiểu về NHTƯ, bài 20 này sẽ phân tích chi tiêu của chính quyền (bao gồm Hành Pháp và Lập Pháp) trong khủng hoảng.

Trong mỗi quốc gia đều có chi tiêu công (public spending) và tư (private spending). Tiền có chi ra thì mới tạo công ăn việc làm nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ, qua đó giúp kinh tế phát triển. Chi tiêu bao gồm mua sắm (nhà cửa, áo quần, hãng xưởng…), đầu tư công (giáo dục, y tế, đường xá, điện nước…) và đầu tư tư nhân (mở nhà máy, tiệm tùng, mua trang thiết bị mới…) Chi tiêu có thể hiệu quả (đầu tư tốt chuẩn bị cho tương lai) hay bị thất thoát (tham nhủng) hoặc lãng phí (cờ bạc, các công trình vô dụng). Vì khả năng chi tiêu trong mỗi quốc gia đều có hạn nên một khi chi tiêu công quá nhiều sẽ đè bẹp chi tiêu tư.

Ngược lại nếu buôn bán yếu kém sẽ khiến doanh nghiệp và tư nhân co cụm không dám đầu tư tiêu xài. Khi đó nhà nước phải đắp bù vào khoảng trống chi tiêu nhằm tạo ra mức cầu tối thiểu làm nền chống đỡ nền kinh tế không cho sụp đổ, bằng không đất nước sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái (kinh tế yếu kém đi khiến dân chúng không dám tiêu xài; dân chúng không dám chi tiêu khiến buôn bán càng thêm ế ẩm). Khi kinh tế tuột dốc tiền thuế thu vào giảm mạnh trong khi chi tiêu công nhảy vọt nên chính quyền không khỏi lạm chi (deficit) trừ trường hợp có khoảng dự trữ lớn. Phải đợi đến lúc kinh tế phục hồi và chi tiêu tư tăng trở lại thì nhà nước mới giảm chi tiêu công để cân bằng ngân sách và trang trải nợ công.

Chi tiêu công chia ra làm hai phần: quy định (non-discretionary spending) và tùy tiện (discretionary spending). Các khoảng chi tiêu công được quy định bao gồm an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp - kinh tế suy thoái, công nhân mất việc thì quỹ thất nghiệp tự động tăng nhảy vọt giúp cho người mất việc có phương tiện sinh sống. Giả sử kinh tế được ví như chiếc xe đò đang chạy bon bon nhưng thỉnh thoảng sụp ổ gà (rơi vào khủng hoảng) thì các khoảng chi tiêu được quy định là ống nhún (shock absorber, hay còn gọi là automatic stabilizer) bảo vệ sườn xe không bị gãy.

Các khoảng chi tiêu tùy tiện do Tổng Thống và Quốc Hội thương lượng hàng năm tăng giảm bao gồm ngân sách quốc phòng, y tế, giáo dục, trợ cấp xã hội, đầu tư hạ tầng, v.v… Trong trường hợp khẩn cấp như ôn dịch Vũ Hán Tổng Thống và Quốc Hội Hoa Kỳ nhanh chóng thông qua gói cứu trợ khổng lồ 2.2 ngàn tỷ USD giúp đỡ doanh nghiệp và các hộ gia đình có tiền sinh sống trong giai đoạn kinh tế đóng băng. Trong tương lai là các chương trình đầu tư hạ tầng khổng lồ khác nhằm tạo công ăn việc làm cho những người mất việc; hay tăng ngân sách y tế cho những người không có bảo hiểm; và…tăng thuế để bù đắp các khoảng lạm chi.

Ngoài trừ các gói cứu trợ khẩn cấp thì những khoảng chi tiêu tùy tiện còn lại mất rất nhiều thời giờ thương lượng và tranh cãi. Đảng Dân Chủ đòi tăng thuế để mở rộng vai trò của nhà nước. Đảng Cộng Hòa đòi chính quyền cắt giảm các khoảng chi tiêu không cần thiết thay vì tăng thuế. Kết quả của các cuộc thương lượng thường là vừa tăng thuế vừa tăng chi (!) cho vừa lòng đôi bên. Chính vì lý do này nên vai trò của NHTƯ Hoa Kỳ trở nên quan trọng: NHTƯ quyết định độc lập và nhanh chóng nên tiền từ NHTƯ tức thời tuôn vào thị trường, trong khi ngân sách từ những khoảng chi tiêu tùy tiện của chính quyền hứa thì nhiều nhưng chờ hoài không thấy. Bù lại tiền của NHTƯ chạy sang các ngân hàng và đại công ty (tức thị trường tài chánh) trước khi đến dân chúng nên giúp doanh nghiệp và nhà giàu hưởng phần lợi lớn (giá nhà và chứng khoáng tăng nhanh hơn lương bổng và công ăn việc làm) so với công nhân. Để so sánh thì các chi tiêu tùy tiện như đầu tư hạ tầng một khi thông qua sẽ tạo công ăn việc làm và sản phẩm (đường xá, Internet) có lợi lâu dài cho đất nước.

Trên nguyên tắc khi kinh tế suy thoái, thuế thu vào sụt giảm nhưng nhà nước cần lạm chi bù đắp khoảng trống chi tiêu thì nợ công sẽ tăng. Ngược lại khi kinh tế phát triển, thuế thu vào tăng thì nhà nước cần giảm bớt chi tiêu để không dành vốn với khu vực tư nhân, đồng thời trả bớt nợ công. Tuy nhiên trong thực tế một khi nhà nước đã phình to ra rất khó thu nhỏ lại. Mọi khoảng chi tiêu công đều có lợi cho một tầng lớp trong xã hội cho nên không phe phái nào muốn bị thiệt thòi do nhà nước giảm chi. Kết quả ở Mỹ chính quyền dù Dân Chủ hay Cộng Hòa thì ngân sách lúc nào cũng tăng và nợ công theo đó nhảy vọt. Cho nên cố Tổng Thống Ronald Reagan cho rằng có 9 chử đáng sợ nhất trong Anh Ngữ là “I’m from the government and I’m here to help”, nếu dịch theo ý là dân chúng đừng có lo để nhà nước no.

Nợ công tăng tức nhà nước sớm hay muộn phải tăng thuế hoặc giảm chi đẻ trả nợ - nghĩa là con cháu phải trả khoảng nợ cha mẹ ăn xài hoang phí. Nợ công tăng khiến lãi xuất tăng (chính quyền phải tăng phân lời khi mượn nợ) khiến tư nhân khó vay mượn vốn đầu tư, tức là chi tiêu công bóp nghẹt khu vực tư nhân.

Ngược lại gần đây có thêm lý thuyết Tân Tiền Tệ (Modern Monetary Theory) với cách nhìn rất lý thú rằng Hoa Kỳ nên mượn thêm rất nhiều nợ so với hiện thời. Lý do khi một nước vay nợ bằng tiền của chính mình (Mỹ, Nhật, Anh) nhưng ngày nào còn có người chịu cho mượn tiền với phân lời thấp…tại sao không vay mượn càng nhiều càng tốt để đầu tư vào hạ tầng và tạo ra công ăn việc làm trong nước? Nói cách khác, nếu in tiền trả nợ mà vẫn có người tiếp tục cho vay…dại gì không mượn nợ!  Giới hạn duy nhất là khi người cho vay bắt đầu “chê” USD - khiến lạm phát vì đô la mất giá, nhưng cho đến nay chẳng ai “chê” USD (lạm phát thấp và phân lời cực rẻ) thì chính quyền Mỹ cần vay mượn thêm rất nhiều để chống cự độc vật Vũ Hán.

Xin nhấn mạnh là quan điểm này không áp dụng cho những nước vay mượn nợ bằng USD như Việt Nam, hay khu vực EU vì Pháp, Ý, v.v… không thể tự mình in ra đồng tiền chung Euro. Nhưng đây là đề tài trong dịp khác.


No comments:

Post a Comment