Saturday, August 7, 2010

Thế Chiến Quốc tại biển Đông: Liên Hoành hay Hợp Tung?

Hai Ngoại Trưởng Hillary Clinton (Hoa Kỳ) và Dương Thiết Trì (Trung Quốc) đã có những phát biểu gay gắt về tranh chấp biển Đông tại Diễn Đàn Khu Vực Đông Nam Á. Tiếp theo là một loạt các hành động thị uy của hai bên - những diễn biến liệt kê dưới đây không theo thứ tự thời gian:

  • Mỹ tập trận hải quân với Nam Hàn;
  • Hoa Lục biểu dương sức mạnh tàu chiến ở ngoài Nam Hải
  •  Hoa Kỳ công bố huấn luyện quân sự cho Indonesia
  • Trung Quốc phô trương lực lượng phòng không  ở Hà Nam và Sơn Ninh;
  • Mỹ và 23 quốc gia tham gia tập trận tại Campuchiạ

Bên cạnh các cuộc biểu dương lực lượng là những lời tuyên bố trên báo chí truyền thông của các viên chức nhà nước và tướng lãnh hai bên - điều này khiến chúng ta nhớ lại bài học lịch sử dưới thời Chiến Quốc *.

Đây là thời kỳ mà Hoa Lục bị chia ra làm bảy nước, trong đó Tần là nước lớn đe doạ sáu lân bang gồm Hàn, Ngụy, Sở, Yên, Triệu, Tề. Cuối cùng Tần Thuỷ Hoàng Đế gồm thâu lục quốc và thống nhất Trung Hoa vào năm 221 trước công nguyên. Nếu so sánh với thế kỷ 21:

  • Trung Quốc đóng vai trò nước Tần
  • Các quốc gia Đông Nam Á giống như Hàn, Yên, Triệu là những chư hầu nhỏ, không muốn bị Tần thôn tính phải Hợp Tung ** dựa vào những thế lực lớn như Tề, Sở - ở thế kỷ 21 gồm Hoa Kỳ & Nhật Bản
  • Bắc Kinh đối phó bằng kế Liên Hoành *** với hai thủ đoạn (a) đe doạ thị uy, và (b) bày cái lợi để các nước chư hầu vì tham trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, bội ước với nhau.

Hai nhà hùng biện nổi tiếng thời Chiến Quốc là Tô Tần ** thuyết giảng cho Hợp Tung, và Trương Nghi *** cổ vỏ cho Liên Hoành. Các nhà ngoại giao của của thời đại cũng có thể học theo đó phân tích lẻ thắng thua của mỗi kế sách.

Hợp tung trong thế kỷ 21:

  1. Các nước Đông Á đều e ngại mưu đồ bành trướng của Trung Quốc qua kinh nghiệm lịch sử hàng ngàn năm
  2. Những đòi hỏi về lãnh hải của Bắc Kinh đã đến mức vô lý, không thể chấp nhận được cho toàn thể khu vực.
  3. Nhật - Úc - Hàn không là những cường quốc quân sự mà cũng không hề muốn đối đầu ra mặt với Trung Quốc. Chỉ có Hoa Kỳ là đủ sức mạnh về cả chính trị, quân sự lẫn ngoại giao để giúp Đông-Á liên kết với nhau cho dù không thành hình liên minh chính thức.
  4. Trung Quốc dù hung mạnh nhưng phải lùi bước nếu toàn vùng Đông Nam Á đoàn kết, lại thêm sự hậu thuẩn trực tiếp của Hoa Kỳ và gián tiếp của Nhật - Úc - Hàn - Ấn.
  5. Bằng không Bắc Kinh - giống như Tần - sẽ theo chính sách tầm ăn dâu: trước lấn át nước gần như Việt Nam, sau đó sẽ lan toàn vùng. Trước mất biển, sau lệ thuộc về kinh tế rồi đến chính trị.

Liên Hoành trong thế kỷ 21:

  1. Trung Quốc là đại cường khu vực trong lúc Hoa Kỳ là nước ở xa. Không có gì chắc chắn rằng vùng biển Đông là quyền cốt lỏi khả dỉ lôi kéo Mỹ đối đầu trực tiếp với Hoa Lục để tổn hại đến các mối giao thương khác trên toàn thế giới
  2. Trung Quốc là nước ở gần, không thành công bây giờ thì cứ chờ cơ hội khác trong 10, 20, 50, 100 năm nửa.
  3. Kinh tế và quốc phòng của Hoa Lục đang lên so với Mỹ dàn trải quá nhiều.
  4. Giao thương giữa Trung Quốc với Nhật – Hàn và các nước Đông Nam Á ngày càng tăng tiến. Hoa Lục đang trở thành trung tâm kinh tế của Á Châu thì không nên đương đầu.
  5. Nhiều nhà cầm quyền Đông Nam Á lệ thuộc ít nhiều vào Bắc Kinh như Việt Nam và Miến Điện.
  6. Giữa các nước trong vùng cũng tranh chấp lẩn nhau về quyền lợi: Đài Loan -Mã Lai - Việt Nam - Phi Luật Tân - Miến Điện tại biển Đông; Việt Nam - Campuchia - Thái Lan trên biên giới đất liền.
  7. Trong nội bộ của nhiều nước cũng bị chia rẻ: Phi Luật Tân – Mã Lai – Nam Dương phải đối diện với phong trào Hồi Giáo cực đoan; Thái Lan bị bất ổn chính trị. Chỉ có Singapore là hùng mạnh và ổn định, nhưng chỉ lớn bằng một thị trấn nhỏ của Trung Hoa.
  8. Việt Nam - Campuchia - Miến Điện dựa vào Hoa Kỳ thì bị kèm theo các điều kiện về nhân quyền
  9. Thái – Campuchia – Lào không có quyền lợi ngoài biển Đông nên cũng chẳng có lợi ít gì nhảy vào can thiệp.

Quan chức Trung Quốc còn thêm nhiều tính toán thêm:

  1. Vùng biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Hoa Lục - tựa như Trung Mỹ so với Hoa Kỳ. Bắc Kinh đánh mất thế lực trong 300 năm qua vì thua sút Tây Phương, nhưng giờ đây cường thịnh thì phải tái khẳng định vai trò trong khu vực.
  2. Bắc Kinh quyết tâm phải nổ lực phá bỏ vòng vây thiên nhiên kềm hãm Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay: phía Bắc là nước Nga và vùng Tây Bá Lợi Á băng giá; phía Nam gồm Ấn Độ và rặng Hy Mã Lạp Sơn hiểm trở, phía Đông là biển cả và các nước Nhật – Hàn – Đài Loan; phía Tây là những dân tộc đạo Hồi.
  3. Việt Nam trước đây dựa vào Nga Sô đã bị dạy một bài học năm 1979.. Giờ này cầu viện thế lực Mỹ, đã đến lúc Bắc Kinh dạy cho một bài học thứ nhì hay chưa? Nên tấn công lúc này khi Hoa Kỳ còn suy yếu kinh tế và sa lầy tại A-Phú-Hản, hay đợi vài năm nửa khi Trung Quốc thêm lớn mạnh?
  4. Nếu không dùng quân sự thì còn những biện pháp kinh tế chính trị nào khác? Chẳng hạn như giựt giây tạo một cuộc khủng hoảng tài chánh khi tập đoàn lớn như Vinashin thua lổ và bị công ty Fisch hạ thấp tín dụng?

Cái nhìn địa chính trị của Hoa Kỳ cũng gồm nhiều điểm:

  1. Từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt Trung Quốc phát triễn kinh tế trong trật tự thế giới do Hoa Kỳ cầm đầu. Hoa Lục bây giờ lớn mạnh, biển Đông là khu vực đầu tiên nơi đó Bắc Kinh thách thức thay đổi khuôn khổ hiện thời thì Mỹ phải có phản ứng.
  2. Hoa Kỳ chia khu vực ra ba vòng đai chiến lược:
·        Vòng đai thứ nhất là các đồng minh thân tín mà Mỹ bảo vệ bằng cây dù nguyên tử, trong đó có Nhật – Nam Hàn – Đài Loan, và có thể Singapore. Đây là những quốc gia giàu mạnh và dân chủ.
·        Vòng đai thứ hai gồm Nam Dương – Mã Lai – Thái Lan – Phi Luật Tân hay các nước không cộng sản.
·        Cuối cùng là khu vực tranh chấp gồm Việt Nam – Campuchia – Lào. Vì ở gần Trung Quốc nhất nên dễ dàng bị Bắc Kinh kiểm soát kinh tế, khuynh đảo chính trị và uy hiếp bằng quân sự. Bây giờ Mỹ ngăn chận Trung Quốc ở khu vực ngoài cùng này, trong trường hợp thất bại vẫn còn thời giờ cũng cố ở vòng hai.
  1. Hoa Kỳ có thêm sự hổ trợ những đồng minh bên ngoài gồm Úc và Ấn Độ
  2. Mỹ trong hai thập niên 1970-80 đã rút khỏi Đông Nam Á, giờ này làm thế nào để chứng minh quyết tâm trở lại cho cả đồng minh lẫn đối phương - chẳng hạng tái lập căn cứ quân sự tại Subic Bay hay Cam Ranh?

Trong quá khứ Mỹ đã rút khỏi ba nước Đông Dương nhưng những con bài Domino **** còn lại trong vùng không vì đó ngã theo. Hoàn cảnh hiện đã thay đổi, các nước Đông-Á nhận thấy cần thiết có sự trở lại của Hoa Kỳ để cân bằng áp lực từ Trung Quốc.

Hệ thống chính trị taị Việt-Miên-Lào rất khác biệt so với Tây Phương nên không thể là những đồng minh tín cẩn. Hoa Kỳ ngỏ ý trở lại khu vực lần này, nếu Việt Nam không thay đổi và chứng tỏ quyết tâm rỏ rệt để tiến vào vòng đai chiến lược thứ hai ở phần trên thì cũng khó có sự hợp tác lâu dài và bền vững.



Ghi chú: người viết xin dùng Wikipedia để dễ dàng tham khảo. Nhưng nếu cần tra cứu xin tìm các sách vỡ lịch sử như Chiến Quốc Sách hay Đông Châu Liệt Quốc.

**         Hợp Tung và Tô Tần http://vi.wikipedia.org/wiki/Tô_Tần
***        Liên Hoành và Trương Nghi http://vi.wikipedia.org/wiki/Trương_Nghi
****      

No comments:

Post a Comment