Trong lúc Trung Quốc trở thành mũi dùi cho những công kích về chính sách tiền tệ thì tại Pháp và Hy Lạp dân chúng biểu tình phản đối các biện pháp khắc khổ của nhà nước.
Điều thứ nhất đáng chú ý là những cuộc biểu tình tại các nước dân chủ Tây Âu thường rất bạo động l– ném đá cảnh sát, đốt xe, phá cửa tiệm – và nhằm vào mục tiêu gây xáo trộn trong sinh hoạt xã hội – ngăn chận lưu thông, đóng cửa trường học, không bỏ rác v.v…Tuy không bằng tại Iran Thái Lan nhưng cũng không ôn hoà bất bạo động như tại Trung Quốc!
Điều thứ nhì, các biện pháp “khắc khổ” cũng chẳng mấy ngặt nghèo so với nhiều nước phát triễn khác. Chỉ vì dân chúng Tây Âu Châu được hưởng quá nhiều bổng lộc từ nhà nước nên không chiụ thích ứng trong hoàn cảnh cạnh tranh của nền kinh tế toàn cầu.
Nước Pháp muốn tăng tuổi hưu trí từ 60 lên 62, nước Hy Lạp từ 61 lên 63. Bên cạnh đó còn có thời gian nghĩ hè 4-5 tuần mỗi năm tại Âu Châu. Chính quyền lo trọn gói về bảo hiểm sức khoẻ. Công nhân viên chính thức được nhiều bảo đảm để không bị sa thải. Bù lại giới trẻ mới ra trường không tìm được việc làm vì các hảng xưởng không muốn cam kết các gánh nặng nói trên - khiến thuế khoá rơi xuống và ngân sách nhà nước thiếu hụt.
Ngay cả nếu không gọi là xa hoa thì khoảng cách vẫn quá khác biệt so với các nền kinh tế lớn Á Châu như Nhật Bản Nam Hàn Đài Loan: 2 tuần nghĩ phép; 10-12 giờ làm việc mỗi ngày. Tại Trung Quốc Việt Nam số giờ làm việc không nhiều như vậy nhưng bù lại mực lương vẫn còn rất thấp.
So sánh với một công nhân may mặc tại Trung Quốc mang về 150 USD mỗI tháng, tại Hoa Kỳ là 2500 USD tức khoảng 15 lần nhiều hơn. Giả sử trang bị máy móc tại Hoa Lục kém, chuyên chở chậm trể và tốn kém; hơn phân nửa tiền lời rơi rớt vào nền kinh tế đen chớ không đến tay công nhân; cộng lại tất cả những tệ đoan mà thế giới đã phê bình về Hoa Lục khiến năng suất thật sự giảm xuống ¾ thì chi phí cho một công nhân tại Mỹ vẫn gấp 3 lần hơn so với Hoa Lục.
Hơn thế 2 trong số 3 yếu điểm kể trên (thiết bị và chuyên chở) có thể khắc phục tương đối dễ dàng vì Hoa Lục có tiền đầu tư vào hạ tầng. Điểm cuối cùng – nạn tham nhũng tại Trung Quốc - giống như vấn đề phúc lợi của Tây Âu thuộc về tổ chức xã hội nên rất khó giải quyết. Nói cách khác, Hoa Lục đang canh tân và ngay cả nếu không thay đổi chính trị họ vẫn có thể tăng trưởng gấp 2 hay 3 lần hiện thời, trong lúc Hoa Kỳ và Tây Âu không có cách nào khác hơn là phải tái cơ cấu xã hội.
Liệu yếu tố chính trị có trở thành then chốt chận đứng sự phát triển tại Hoa Lục trước hay sau khi đã qua mặt Hoa Kỳ, khó ai có thể tiên đoán đúng.
Hello Everybody,
ReplyDeleteMy name is Mrs Sharon Sim. I live in Singapore and i am a happy woman today? and i told my self that any lender that rescue my family from our poor situation, i will refer any person that is looking for loan to him, he gave me happiness to me and my family, i was in need of a loan of $250,000.00 to start my life all over as i am a single mother with 3 kids I met this honest and GOD fearing man loan lender that help me with a loan of $250,000.00 SG. Dollar, he is a GOD fearing man, if you are in need of loan and you will pay back the loan please contact him tell him that is Mrs Sharon, that refer you to him. contact Dr Purva Pius,via email:(urgentloan22@gmail.com) Thank you.