Saturday, October 15, 2011

Tại sao Mỹ đòi nâng giá đồng NDT (Nhân Dân Tệ)


Nhiều người hỏi tại sao khi đồng NDT giữ giá thấp, dân Mỹ hài lòng vì mua hàng nhập cảng giá rẻ, vậy mà nay Mỹ lại đòi Hoa nâng giá tiền tê.

Lý do là vì ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ hiện nay là giải quyết nạn thất nghịệp ở mức quá cao (9%) chớ không phải lo lạm phát.


Dân chúng sợ mất việc nên giảm tiêu xài. Hàng dù rẻ nhưng bán không được đành phải hạ thêm giá, tạo áp lực khiến giá thành phải tiếp tục xuống. Các công ty vì thế cứ phải tìm cách đem sản xuất ra nước ngoài để dùng nhân công rẻ khiến nạn thất nghiệp tại Mỹ không thuyên giảm. Đây là vòng lẩn quẩn cai nghiệt mà nhà nước Mỹ phải tìm cách thoát ra.

Nói cách khác, Hoa Kỳ chưa lo lạm phát (đồ đạt tăng giá) mà cần phải giải quyết giảm phát (dân không có việc làm nên hàng hạ giá).

Thí dụ cho dễ hiểu, khi kinh tế khó khăn dân Mỹ bớt chi tiêu: trước mua 5 đôi giày nay chỉ giữ 4; xe hơi trước chạy 5 năm nay kéo thành 6 năm. Con số này không ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của từng người, nhưng nếu ai cũng đều cắt chi tiêu 10% thì hàng hoá thặng dư sẽ là 10%!

Như vậy dân Mỹ sống bớt phí phạm chớ không đến mức thiếu thốn. Nhưng hàng hoá sản xuất thừa thải phải có chổ tiêu thụ, nếu không thì hãng xưởng bên Mỹ, Hoa, Việt Nam, … sẽ phải đóng cửa dẫn đến tình trạnh khủng hoảng chung.

Âu-Nhật đang yếu kém nên không thế chổ của Mỹ. Chỉ có Trung Quốc nhiều tiền, dân đông, nếu chỉ nâng mức tiêu thụ lên 3% cũng đủ bù đắp lổ hỏng 10% do Mỹ cắt giảm..

Bắc Kinh có nhiều cách: hoặc chi tiêu vào y tế, giáo dục và an sinh xã hội thì dân chúng bớt lo xa và sẽ chi xài rộng rải hơn; hay đầu tư đường xá, xe hoả, sân bay v.v… Nhưng bài học năm 2008 khi Trung Quốc tung ra gói kích cầu trên 500 tỷ USD đa số lại không đến dân chúng mà còn mang đến bong bóng địa ốc cùng tệ trạng đầu tư cẩu thả khiến lạm phát và khoảng cách giàu nghào tăng vọt.

Một cách khác là nâng tỷ giá đồng NDT. Nhờ đó xăng dầu sẽ giảm giá vì được mua bằng đô-la. Giá hàng ngoại nhập vào hạ thì tiêu thụ sẽ tăng. Cán cân mậu dịch chênh lệch với Mỹ và thế giới có thể nhờ vậy được điều chỉnh trở nên cân bằng, Hoa Kỳ lại tạo ra công ăn việc làm nhờ có thêm cơ hội xuất cảng sang Trung Quốc.

***

Tuy nhiên chúng ta nên lùi một bước tìm hiểu làm thế nào Trung Quốc có thể kềm giá đồng NDT trong khi nên kinh tế tăng trưởng không ngừng trong suốt 20 năm?

Bắc Kinh kiểm soát lải xuất ngân hàng ở mức 2-3% trong lúc lạm phát 5% nên dân Hoa lổ lã khi ký thác tiền. Nhưng họ không còn chọn lựa nào khác vì đầu tư vào chứng khoáng ở Trung Quốc trồi xụt bất chừng như chơi cờ bạc; giá địa ốc và vàng đã tăng quá cao vượt khỏi tầm tay của số đông; nhà nước lại kiểm soát không dễ dàng chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư.
Đời sống ngày càng khó khăn khiến người Hoa cứ phải cần kiệm cho tương lai dù bị lổ. Kết quả các ngân hàng nhà nước ôm giữ một khối lượng tiền tệ khổng lồ. Một phần tung ra mua Mỹ Kim để kềm giá đồng NDT, số còn lại không nhỏ cho các xí nghiệp quen biết và những nhà đầu tư địa ốc vay mượn với giá rẻ mạt.

Nói tóm lại, chính sách của Trung Quốc là ép dân nghèo để tài trợ cho công nghiệp,xuất cảng và giai cấp đặc lợi. Nay Bắc Kinh cũng hiểu rỏ không thể trông cậy mãi vào thị trường của Mỹ đồng thời phải nâng cao đời sống dân trong nước, khổ nổi gốc rể giờ này đã bén sâu nên thay đổi đường lối không phải là chuyện dễ.

Để kết luận các bài toán kinh tế đã trở thành vấn đề xã hội. Trung Quốc thường tính toán nếu kinh tế phát triển dưới 7% không tạo đủ công ăn việc làm thì dân chúng sẽ nổi loạn. Quay sang Hoa Kỳ nạn thất nghiệp nay kéo dài ở mức 9% sẽ không còn lâu nửa tâm lý quần chúng bất mãn sẽ nổ bùn và hất đổ tầng lớp lãnh đạo đương thời - đồng thời đòi hỏi áp đặt các biện pháp khắt khe bảo hộ mậu dịch và công ăn việc làm trong nước.   

No comments:

Post a Comment