Nhật báo
New York Times số ngày 8 tháng 7 năm 2012 đăng tin Thủ Tướng Ôn Gia Bảo thúc dục
các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường xuất khẩu sang Đông Nam Á, Nam Á và
Trung Á để bù đắp các lổ trống do khủng hoảng kinh tế tại Âu-Mỹ mang đến [1].
Người Mỹ
thường nói chính sách ngoại thương của Hoa Lục là “poor thy neighbour” tức trục
lợi làm giàu trên sự nghèo khó của các nước bạn. Nay chủ trương này đã do chính
Thủ Tướng Trung Quốc công khai nhắm vào những lân bang thì nhà nước Việt Nam nhất
thiết phải có biện pháp bảo vệ nền kinh tế quốc gia.
Từ lâu Hoa
Lục đem các mặt, hàng tốt sang bán cho Âu-Mỹ, phần thặng dư hoặc phẩm chất kém,
dối trá thì đổ tràn ngập vào Việt - Miên - Lào. Nhiều doanh nghiệp trong nước vốn
đang chật vật vì lãi xuất quá cao sẽ không cạnh tranh nổi và bị phá sản khiến
công nhân viên mất công ăn việc làm phải trở về quê, tạo cơ hội cho lái buôn
người Hoa khai thác lao động và ép giá nông sản. Người tiêu thụ sẽ thêm nặng mối
lo phân biệt giữa các sản phẩm tốt và an toàn với những mặt hàng giả và độc hại.
Mậu dịch
giữa hai nước Việt-Trung vốn thiếu cân đối nên nhà nước nhất thiết phải đòi hỏi
có những cuộc đối thoại công khai nhằm đạt được những biện pháp chấn chỉnh trên
nhiều khía cạnh:
1. Giới hạn lượng hàng hoá nhập cảng
không cần thiết để giảm bớt thâm thủng hiện ở mức khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.
Chúng ta không cần đòi Hoa Lục tăng nhập cảng từ Việt Nam vì thực tế là họ đang
thu mua ồ ạt các nông ngư sản và tài nguyên thiên nhiên, nên nâng con số này
lên trong lúc chưa biết làm thế nào để phát triển bền vững chỉ sớm khiến đất nước
nghèo đi.
2. Việt Nam cần tăng cường kiểm soát gắt
gao chất lượng hàng nhập cảng từ Hoa Lục (giống như họ đã tạo khó khăn cho chuối
Phi Luật Tân trong tháng vừa qua); khuyến khích thông tin rộng rải các mặt hàng
kém chất lượng hay độc hại vốn làm hao tổn hàng ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế và
là một gánh nặng cho các dịch vụ y tế trong nước.
3. Việt-Trung cần phải hợp tác ngăn chận
tình trạng buôn lậu vốn công khai và ồ ạt nơi các vùng biên giới
4. Việt-Trung cần phải có biện pháp kiểm
soát và trục xuất lao động bất hợp pháp sang hai nước
5. Việt Nam cần phải tổ chức đấu thầu công
khai và minh bạch - với cơ chế giám sát độc lập - để tạo cơ hội đồng đều cho những
doanh nghiệp Hoa-Âu-Mỹ-Nhật cùng các công ty nội địa, đồng thời bảo đảm lợi ích
lâu dài cho các công trình công cộng.
6. Nhà nước phải theo dõi, ngăn chận và
trừng phạt nghiêm khắc các lái buôn thổi ra các cơn bảo giá giả tạo với mưu đồ
phá hoại ngành nông - điển hình qua phong trào mua bán ốc sên, móng trâu, giá dừa,
v.v….để bảo vệ quyền lợi sinh nhai cho dân quê.
Mối quan hệ
Việt-Trung mang nhiều bất đồng sâu sắc về kinh tế, xã hội và lãnh thổ. Hoàng Sa
- Trường Sa là các điểm tranh chấp nóng, trong lúc kinh tế và mậu dịch là toàn diện
vì ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến đời sống của từng người dân và nền độc lập
tự chủ của đất nước. Đây là một vấn đề
thiết thực và cấp bách cần có sự quan tâm của mọi tầng lớp dân chúng và trí thức
trong và ngoài nước.
***
No comments:
Post a Comment