Thursday, October 25, 2012

Kinh tế nước Mỹ trước vực thẫm tài chính


Tổng thống Hoa Kỳ đắc cử dựa trên số phiếu của cử tri đoàn (electoral vote) chớ không phải lá phiếu phổ thông (popular vote). Oái ăm thay quy định này có thể mang đẩy nước Mỹ rơi vào vực thẩm tài chánh vào cuối năm nay.

Nền kinh tế sẽ trở nên vô cùng bấp bênh nếu ông Obama thắng theo cử tri đoàn trong lúc ông Mitch Romney thua cho dù có được nhiều dân chúng chọn lựa hơn [1]; cùng một lúc Đảng Cộng Hoà tiếp lại tục nắm đa số trong Quốc Hội như hiện giờ.

Khi đó Tổng Thống Obama sẽ lãnh đạo trên thế yếu vì bị xem là không được đa số dân Mỹ tín nhiệm để giao trọng trách (mandate); đảng Cộng Hoà trong Quốc Hội không thể nhượng bộ trong các cuộc thương thảo về thuế má và ngân sách, còn các lãnh tụ đảng Dân Chủ cũng không dám lùi bước nếu tỷ lệ phổ thông đầu phiếu quá khích khao. Tình trạng đối đầu nguy hiểm này sẽ khiến chính quyền Hoa Kỳ tê liệt và không giải quyết được hai vấn đề cấp bách dịp cuối năm:

1.     Nếu Quốc Hội không gia hạn thì luật giảm thuế từ thời George W. Bush sẽ tự động hết hiệu lực vào cuối năm. Doanh nghiệp và tư nhân sẽ phải đóng thêm 600 tỷ USD tiền thuế. Dân chúng bớt tiêu xài, công ty ngừng mướn người khiến nền kinh tế đang yếu ớt sẽ càng thêm trì trệ.

2.     Nếu hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ không đạt đến thoả hiệp để cắt giảm nợ công thì ngân sách sẽ tự động xén bớt 1200 tỷ USD vào đầu năm 2013: 50% quốc phòng, và 50% vào các chương trình xã hội.

Cạnh đó nếu hai chính đảng cứ lo đấu đá thay vì hợp tác lãnh đạo đất nước thì ba công ty thẩm định Fitch, Moody‘s và S&P đã doạ sẽ hạ thấp điểm tín dụng khiến nước Mỹ khó vay nợ hơn trước.

Ba quả tạ này xảy ra trong vòng 2 tháng đủ để nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng lần hai rồi kéo theo cả thế giới ngã nhào.

Cho đến giờ này đa số mọi người vẫn tin rằng các chính trị gia không thể nào dám tự sát tập thể kiểu này nên bắt buộc phải tìm ra thoả hiệp. Nhưng những con số thống kê gần đây cho thấy kết quả bầu cử sẽ rất xít xao, và nếu trường hợp nói trên xảy đến thì chính trị gia nào nhượng bộ đầu tiên là tự sát trước. Vì không bên nào dám tiến bước đầu tương nhượng nên rút cuộc cả hai phe sẽ kéo nhau rơi xuống hố!

Có lẻ giải pháp dung hoà nhất là cả hai bên đều đồng ý bỏ phiếu trì hoản ngày quyết định 3, 6 tháng gì đó để mua thêm chút thời gian.

Thị trường chứng khoáng phản ảnh mối lo này nên có chiều hướng lên xuống đến mức đứng tim trong vài tuần sắp tới.

***

[1] Trường hợp tương tự từng xảy ra năm 2000 khi Tổng Thống George W. Bush thắng phiếu cử tri đoàn (271 / 266) trong khi đối thủ Al Gore thắng phiếu phổ thông (50,999,897 / 50,456,002)

No comments:

Post a Comment