Quyển
sách “A Contest For Supremacy: China, America and the struggle for mastery in
Asia” có thể được xem là viên ngọc hiếm trong số các tài liệu nghiên cứu chiến
lược về Á Châu trong thế kỷ 21.
Được
ấn hành vào năm 2011, tác giả là giáo sư Aaron Friedberg thuộc trường Đại Học
Princeton. Ông từng làm phụ tá ngành an ninh quốc gia cho văn phòng Phó Tổng Thống
từ năm 2003-05, và hiện là cố vấn về Á Châu cho ứng cử viên Tổng Thống Mitch
Romney.
Đặc
điểm của quyển sách là phương thức trình bày cân đối về quan điểm từ cả hai phía
Hoa Kỳ và Trung Quốc; phân tích Bắc Kinh theo khuôn suy nghĩ của Đông Phương
(thay vì lối nhìn đôi khi lệch lac thường thấy khi học giả Tây Phương viết về Á
Châu). Rất tiếc là tác phẩm được viết vào khoảng năm 2010 nên không được cập nhật
trong hai năm gần đây tức là lúc Hoa Lục thay đổi thái độ trở nên quyết đoán rỏ
rệt tại hai khu vực Đông và Nam Thái Bình Dương.
Một
điểm dù chỉ thoáng qua trong sách nhưng lại khiến người viết suy nghĩ rất nhiều
(trang 123) là về hai lề lối khác nhau để tiếp cận vấn đề giữa Âu và Á. Khi hoạch
định chiến lược Tây Phương đặt ra mục
tiêu trước rồi từ đó tìm phương thức
để đạt đến hiệu quả. Trái lại Á Châu luận bàn về Thời Thế (tác giả dịch là
Propensity
of Things) rồi sau đó mới tìm cách ứng xử cho phù hợp. Điều này cũng giống
như một thuyền trưởng lèo lái con tàu phải biết hướng gió, nước và theo đó chọn
lựa hành trình thuận lợi nhất.
Nhận
xét này khiến người viết nhớ lại hai câu mở đầu và kết thúc trong Tam Quốc Chí:
“Phàm cái thế lớn của Thiên Hạ đến tan rồi hợp, hết hợp rồi tan” – nên phân tích
nói trên của tác giả Aaron Friedberg (và triết gia người Pháp Francois Julien)
chứng tỏ một sự hiểu biết sâu xắc về Á Châu. Người viết xin khai triển rộng ra
cách nhìn nói trên với ba yếu tố Thiên Thời - Địa Lợi – Nhân Hoà.
Bắc
Kinh hiện đánh giá họ đang có Thiên Thời và Địa Lợi: năng lực sản xuất và cán cân
kinh tế đang di chuyển ồ ạt theo một trào lưu không thể thay đổi từ Âu sang Á chắc
chắn sẽ làm xoay chuyển bàn cờ tại Thái Bình Dương theo chiều hướng có lợi cho
Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu người Hoa dự đoán rằng năm 2020 là lúc mà
Trung Quốc tiến lên vi trí ngang hàng với Mỹ tại Thái Bình Dương (trang 152) vì
họ nắm rất nhiều lợi thế trong ngắn và trung hạn.
Nhưng
khiếm khuyết của Trung Quốc – mà tác giả đã phân tích kỹ lưỡng (trang 243) và
người viết xin diễn giải rộng ra theo khuôn nhìn Á Đông – là không thuận Nhân
Hoà. Do chính sách một con Hoa Lục sẽ phải đối diện với nạn lão hoá ở mức độ chưa
từng thấy. Cơ chế chính trị đơn đảng dù đã thúc đẩy được nền kinh tế tăng trưởng
liên tục 10% trong vòng 20 năm năy nhưng sẽ trở thành một trở lực cho phát triển
vì sanh ra những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội như bóp chết tư duy, đào sâu khoảng
cách giàu nghèo, tệ nạn tham nhũng bè phái và hũy hoại môi trường. Bắc Kinh sẽ bị
thách thức để chi tiêu nhiều hơn vào quốc phòng nhằm hổ trợ cho chính sách ngoại
giao bành trướng và duy lợi (mercantile). Trung Quốc là một người khổng lồ không
có bạn và thiếu trái tim, nên rồi lịch sử trong dài hạn lại sẽ nghiên về trào lưu
nhân bản thuận lợi cho Hoa Kỳ.
Trên
đây là kết luận mà người viết rút tỉa sau khi đọc nhưng quyển sách “A Contest
for Supremacy” hoàn toàn không dòng dài ở các tranh luận trừu tượng. Trái lại tác
giả Aaron Friedberg đã đưa ra nhiều dữ kiện thực tế giải thích cho chính sách của
Mỹ từ 30 năm nay, và nhận xét rằng liên hệ giữa hai nước có thể được đánh giá
theo các mốc thời gian:
-
Tranh
chấp Nga Hoa dẫn đến việc Mỹ-Trung thiết lập bang giao bắt đầu vào thập niên
1970
-
Chiến
Tranh Lạnh kết thúc và Liên Bang Xô Viết tan rả khiến nhu cầu hợp tác chiến lược
Mỹ-Trung không còn cần thiết nửa.
-
Biến
cố Thiên An Môn làm nổi bật trở lại mâu thuẩn cơ bản giữa hai nền tảng xã hội.
Trung Quốc xem nền chính trị đơn đảng là cứu cánh cho ổn định và phát triển, đồng
thời đánh giá diễn tiến hoà bình như âm mưu khuynh đảo của Hoa Kỳ nhằm làm trì
trệ Hoa Lục. Trong khi đó Tây Phương quản bá dân chủ như trào lưu tất yếu của nhân
loại trong khung cảnh toàn cầu hoá.
-
Các
chiến thắng chớp nhoáng tại Iraq (1991) và Nam Tư (1998) khiến Bắc Kinh càng âu
lo về một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ lãnh đạo
-
Cuộc
khủng bố vào tháng 09-2011 làm Mỹ chuyển mối quan tâm chính đến phong trào Hồi Giáo
cực đoan, lơ là và tạo điều kiện cho Trung Quốc trổi dậy hoà bình để che dấu sức
mạnh của mình theo chính sách “vùi ánh đèn trong đống trấu” của Đặng Tiểu Bình
-
Sự
sa lầy của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan, và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007
khiến Trung Quốc tin rằng thời cơ đã đến để tạo thế đa cực – riêng tại Thái Bình
Dương là cuộc đối đầu lưỡng cực giữa Mỹ Hoa.
Nhìn
vào tương lai khó ai dự đoán được liệu Trung Quốc có tiếp tục tăng trưởng ngoạn
mục hay sẽ bị chậm lại; hoặc giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ chủ trương bành trướng
hay hợp tác; nên tác giả đưa ra quan điểm Hoa Kỳ dù hy vọng diễn biến thuận lợi
nhưng phải chuẩn bị cho tình thế xấu nhất (hope for the best, plan for the
worst). Ngay bây giờ những bước hoà hoãn có thể bị Trung Quốc (và các nước Á Châu)
cho là yếu đuối và tăng cường tham vọng theo đánh giá này.
Hai
nhận xét đáng suy nghĩ là cho dù Nam Hàn cùng Đài Loan đều là đồng minh thân tín
của Hoa Kỳ nhưng Bắc kinh sẽ tìm mọi cơ hội để phá vỡ hai mốc xích đó. Giả sử Bắc
Hàn sụp đổ Trung Quốc có cớ áp lực kinh tế lên Nam Hàn với lý do rằng sự hiện
diện của lính Mỹ không còn cần thiết nửa. Đối với Đài Loan do quan hệ máu mủ
(chẳng hạn như đòi chủ quyền cho người Hán tại Biển Đông) và thương mại nên việc
thống nhất vẫn có thể xảy ra, khi đó Hoa Lục mở được hải lộ nhìn thẳng vào Thái
Bình Dương. Trong hoàn cảnh này Nhật bị cô lập, nếu không còn tin vào cánh dù
che chở của Mỹ thì bắt buộc phải tự trang bị vũ khí nguyên tử chớ khó lòng chấp
nhận thần phục Trung Quốc. Theo người viết chúng ta có thể phân tích kịch bản nói
trên trên căn bản Thiên Thời - Địa Lợi – Nhân Hoà, liệu dân chúng Nam Hàn và Đài
Loan có sẽ chấp nhận đổi chác nền dân chủ cho quyền lợi kinh tế và an ninh hay
không?
Để
kết thúc người viết nhận thấy quyển sách nêu lên một từ ngữ đáng chú ý là
Beijingtology, tức là môn học về Bắc Kinh. Trong Chiến Tranh Lạnh Hoa Kỳ có ngành
Kremlinology để nghiên cứu về các nhân vật, phe phái và cách thức quyết định của
Điện Cẩm Linh, hai chuyên gia nổi tiếng nhất nơi đó là ông Zbigniew Brzezinsky
và bà Condoleeza Rice vốn đều là Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Với tầm quan
trọng của Trung Quốc thì mộn Bắc Kinh Học có thể sắp hình thành, khi đó hy vọng
rằng sẽ có nhân tài người Mỹ gốc Việt hay từ Việt Nam tham dự để đóng góp sở trường
của mình.
No comments:
Post a Comment