Uy tín và nền kinh tế của Hoa Kỳ vốn đã thiệt hại bởi đảng Cộng
Hoà phong toả ngân sách và mức trần nợ công khiến nhà nước bị tê liệt, nhưng đến
nay ảnh hưởng lây lan ra cả đến chính sách ngoại giao khi Tổng Thống Obama phải
huỷ bỏ chuyến công du họp thượng đỉnh với các nước Á Châu trong tháng 10 để ở lại
Hoa Thịnh Đốn chuẩn bị thương lượng cùng Quốc Hội. Trong khung cảnh mà các nước
trong vùng lo ngại Hoa Kỳ có dấu hiệu lơ là đối với khu vực Đông Nam Á kể từ
khi ông John Kerry nhậm chức Ngoại Trưởng, quyết định nói trên của ông Obama càng
khiến dư luận đánh giá rằng chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương đang
bị lung lay.
Thế lúng túng của Mỹ thêm tương phản với thái độ rốt ráo của
Bắc Kinh: chủ tịch tối cao của Trung Quốc sang Mã Lai, Indonesia và sẽ dự Hội
Nghị Thượng Đỉnh APEC trong sự vắng mặt của ông Obama. Ông Tập Cận Bình ký kết
hiệp định đối tác toàn diện chiến lược với Mã Lai và hứa hẹn tăng cường mậu dịch
khu vực trong lúc các nước vùng Đông Nam Á e ngại khủng hoảng chính trị kéo dài
tại Hoa Kỳ sẽ tác động xấu đến nền kinh tế của họ, như vậy ai hợp tác ai bỏ rơi
ai?
Khó lòng biện hộ rằng nền dân chủ của Mỹ là một mô hình kiểu
mẩu khi một thiểu số cực hữu của đảng Cộng Hoà có thể khiến chính phủ tê liệt và
gián đoạn nghĩa vụ của mình đối với cả dân chúng trong nước và các nước bạn. Dân
chủ dựa trên nền tảng thương lượng cùng lá phiếu của đa số thì một chính đảng đơn
phương bất chấp cả hai quy tắc này và dùng thủ đoạn nghị trường phong toả nhà nước
nhằm đạt các yêu sách của mình.
Cho đến khi cánh cực hữu bị cử tri - nhất là tại các tiểu
bang thành trì của đảng Cộng Hoà như Texas là nơi có đông người Việt cư ngụ
- trừng trị bằng cách dùng lá phiếu loại
bỏ ra khỏi Quốc Hội thì hàng năm họ sẽ tiếp tục áp dụng chiến thuật này cho dù ảnh
hưởng xấu thế nào đến uy tín, nền kinh tế và chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ.
***
Trở lại chính sách chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương thì
hai lần Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC lại xảy ra những vụ khủng hoảng khiến các nước
Đông Nam Á nhận thấy Hoa Kỳ bị cản trở không thể đặt trọng tâm vào khu vực: tháng
9-2011 trùng hợp với Do Thái tấn công Palestine, và tháng 10-2013 khi đảng Cộng
Hoà đẩy Hoa Kỳ vào vực thẩm ngân sách. Báo chí tập trung vào khủng hoảng nên công
luận Mỹ không còn quan tâm gì đến chính sách tại Thái Bình Dương ngoại trừ một
thiểu số chuyên viên rất nhỏ.
Cả hai trường hợp đều có thể là ngẫu nhiên nhưng không thể
loại trừ khả năng các khuynh hướng chống chuyển trục ghi nhận để tái diễn trong
tương lai.
Bắc Kinh có hai thế lực thông đồng trong chính trường Mỹ là
Do Thái và Âu Châu để cản trở chính sách chuyển trục. Cả hai khuynh hướng chẳng
những không hề xem Trung Quốc như mối đe doạ chiến lược mà trái lại còn là đối
tác kinh tế đầy triển vọng, cho nên chính sách chuyển trục của Obama không khác
gì hơn là một thách thức cho Hoa Kỳ không
phù hợp với quyền lợi của họ.
Riêng thế lực Do Thái rất thực tế rằng họ không trông chờ vào
sự bền bỉ và mức độ đáng tin cậy của nước Mỹ; trái lại họ dựa vào sức mạnh từ
trong hành lang chính trị để tạo áp lực lên Hành Pháp và Lập Pháp nhằm duy trì
sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Trong trường hợp Mỹ hơi lơ là thì họ
khuấy động thành khủng hoảng với Iran, với Hezbollah hay hù doạ với Al-Qeada để
Hoa Thịnh Đốn không thể chú ý sang khu vực khác. Đến nay thì các đối thủ của chính
sách chuyển trục lại khám phá ra một hệ lụy mới do thủ đoạn khủng hoảng ngân sách.
Người Mỹ gốc Việt không có thế lực chính trị hậu trường và
thiếu tiếng nói trên báo chí Mỹ. Điều mà chúng ta có thể làm được là nâng cao ý
thức về sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ để chọn lá phiếu bầu cho đúng đắn.
No comments:
Post a Comment