Tuesday, November 19, 2013

Lạm Phát và Suy Trầm

Bốn nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trải qua một tình trạng mất cân bằng hiếm thấy: một mặt Trung Quốc cố giữ tăng trưởng ở mức 7% không cho tụt xuống, mặt khác các nước Âu-Mỹ-Nhật lại muốn nâng lạm phát hiện quá thấp dưới mức 2% tăng lên 3-4%. Hiện tượng này giống như hai bong bóng, một quả ráng xì hơi chầm chậm vì căng thêm sợ nổ, quả còn lại cứ bơm thêm mãi mà vẫn không chiụ phồng lên.

Lạm phát (inflation) cao không tốt, nhưng ít ai biết rằng lạm phát quá thấp còn đáng sợ hơn nửa vì là triệu chứng của nạn suy trầm (deflation). Một quốc gia tiên tiến trong tình trạng phát triển điều hoà cần có lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp khoảng từ 2%-3%; cao hay thấp hơn hai mức này đều là những dấu hiệu xấu.

Lạm phát ở mức độ vừa phải là hệ lụy của tăng trưởng khi có người thay đổi việc làm tìm mức lương khá hơn, hoặc doanh nghiệp tăng đầu tư để mở rộng thị trường. Cho dù nâng giá cả hàng hoá nhưng đây lại là dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh. Lạm phát lại còn giúp thu ngắn thời gian trả các món nợ dài hạn vì lãi suất thường ở mức cố định trong lúc tiền lương hay mức thu nhập tăng theo giá cả thị trường, nên dân chúng hay nhà nước dễ dàng thanh toán nợ củ.

Trái lại trong hoàn cảnh suy thoái dân chúng tiêu xài tằng tiện nên doanh nghiệp không dám tăng giá hàng hoá và cũng không dám đầu tư phát triển, do đó không tạo ra công ăn việc làm mới để giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Thất nghiệp còn cao thì dân chúng lại càng dè xẻn tạo thành một vòng xoáy đáng sợ không dễ thoát ra.

Các Ngân Hàng Trung Ương Âu-Mỹ-Nhật đã bơm hơn 4000 tỷ USD vào kinh tế, mục đích cung cấp nguồn tiền dồi dào để giữ mức lời thấp; hy vọng khuyến khích cho dân chúng vay mượn tiêu xài và doanh nghiệp tăng vốn đầu tư; kết quả tạo thêm công ăn việc làm mới để thoát khỏi nạn suy trầm cho dù giá cả gia tăng. Nhưng điều này lại chưa xảy ra vì lạm phát cứ nằm lì ở mức quá thấp trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, cho dù lãi xuất ngân hàng đã rất hạ trong suốt một thời gian dài.

Chẳng những tình trạng nói trên ngoài dự đoán của đa số mà nhiều người lại còn e ngại đã bơm thêm hai bong bóng mới: lãi xuất quá thấp buộc dân chúng không thể giữ tiền tiết kiệm trong ngân hàng mà phải đổ vào đầu tư chứng khoáng hoặc địa ốc để tìm một ít lời, khiến cho giá cả hai khu vực này tăng vọt trong lúc nền kinh tế chỉ hồi phục yếu ớt hay chưa vực dậy.

Có hai lý do khiến giá cả không lên cho dù các Ngân Hàng Trung Ương đã bơm hàng ngàn tỷ USD: (1) những công ty Âu-Mỹ-Nhật mỗi ngày tăng thêm hiệu năng nhờ vào kỷ thuật điện toán và tự động hoá nên giữ được giá thành thấp mà không cần mướn thêm nhân công (2) song song đó khu vực sản xuất lớn nhất trên thế giới gồm Trung Quốc và các nước đang phát triển phải kềm giữ giá thành để hổ trợ xuất cảng trong khi sức mua của Tây Phương còn đang giảm mạnh.

Một cách nhìn khác là chúng ta đang chứng kiến trò chơi kéo co: chính quyền Âu-Mỹ-Nhật bơm tiền nhằm tạo áp lực lạm phát (inflationary pressure); trong khi đó doanh nghiệp cùng các nước đang phát triển buộc lòng phải kềm giá dẫn đến áp lực giảm phát (deflationary pressure). Kết quả là 5 năm sau khủng hoảng kinh tế Tây Phương vẫn chưa hồi phục trong khi Trung Quốc và các nước đang mở mang gặp nhiều khó khăn.

Hoa Lục vào năm 2008-09 tung ra khối kích cầu khổng lồ để bù đắp cho khoảng trống xuất cảng hàng hoá sang Âu-Mỹ vốn bị sút giảm mạnh. Kết quả là Trung Quốc dù không rơi vào khủng hoảng nhưng bơm lên bong bóng địa ốc và tình trạng đầu tư cẩu thả khiến tổng số nợ trong nước lên khoảng 150%-200% GDP. Đến nay Bắc Kinh đang trong tình trạng trên đe dưới búa: xuất cảng không tăng nên không dám tăng quyền lợi công nhân vì e sợ nâng giá thành và mất tính cạnh tranh; nếu tăng mức đầu tư công (bù đắp cho lổ hỏng xuất cảng) sẽ khiến lạm phát lên cao trong lúc lương công nhân không tăng tạo ra bất mãn trong dân chúng. Cách thoát duy nhất là nâng mức tiêu thụ nội địa để bù đắp cho xuất cảng và đầu tư công giảm sút, nhưng muốn vậy phải (1) tăng mức lương bổng, và (2) tăng chi trong an sinh xã hội để dân chúng bớt dành dụm cho hưu trí, sức khoẻ và giáo dục con cái - nhưng cải cách theo lối này thì tăng trưởng lại rơi xuống dưới mức 7%.

Bài toán kinh tế thế giới thật lòng vòng phức tạp với nhiều liên hệ chằn chịt nên khó giải quyết. Liều thuốc cho Âu-Mỹ-Nhật và Trung Quốc đôi khi đối nghịch, có lúc lại hổ tương lẫn nhau. Tây Phương phải cắt giảm trong lúc Hoa Lục cần nâng cao các quyền lợi an sinh xã hội. Tây Phương phải tăng sản xuất trong khi Hoa Lục cần nâng tiêu thụ nội địa. Điều khó là cho dù các chuyên viên kinh tế đồng ý về biện pháp nhưng muốn biến thành chính sách lại gặp nhiều chống đối từ quần chúng hay các khối lợi ích nên không áp dụng được.


 Bốn nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trải qua một tình trạng mất cân bằng hiếm thấy: một mặt Trung Quốc cố giữ tăng trưởng ở mức 7% không cho tụt xuống, mặt khác các nước Âu-Mỹ-Nhật lại muốn nâng lạm phát hiện quá thấp dưới mức 2% tăng lên 3-4%. Hiện tượng này giống như hai bong bóng, một quả ráng xì hơi chầm chậm vì căng thêm sợ nổ, quả còn lại cứ bơm thêm mãi mà vẫn không chiụ phồng lên.

Lạm phát (inflation) cao không tốt, nhưng ít ai biết rằng lạm phát quá thấp còn đáng sợ hơn nửa vì là triệu chứng của nạn suy trầm (deflation). Một quốc gia tiên tiến trong tình trạng phát triển điều hoà cần có lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp khoảng từ 2%-3%; cao hay thấp hơn hai mức này đều là những dấu hiệu xấu.

Lạm phát ở mức độ vừa phải là hệ lụy của tăng trưởng khi có người thay đổi việc làm tìm mức lương khá hơn, hoặc doanh nghiệp tăng đầu tư để mở rộng thị trường. Cho dù nâng giá cả hàng hoá nhưng đây lại là dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh. Lạm phát lại còn giúp thu ngắn thời gian trả các món nợ dài hạn vì lãi suất thường ở mức cố định trong lúc tiền lương hay mức thu nhập tăng theo giá cả thị trường, nên dân chúng hay nhà nước dễ dàng thanh toán nợ củ.

Trái lại trong hoàn cảnh suy thoái dân chúng tiêu xài tằng tiện nên doanh nghiệp không dám tăng giá hàng hoá và cũng không dám đầu tư phát triển, do đó không tạo ra công ăn việc làm mới để giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Thất nghiệp còn cao thì dân chúng lại càng dè xẻn tạo thành một vòng xoáy đáng sợ không dễ thoát ra.

Các Ngân Hàng Trung Ương Âu-Mỹ-Nhật đã bơm hơn 4000 tỷ USD vào kinh tế, mục đích cung cấp nguồn tiền dồi dào để giữ mức lời thấp; hy vọng khuyến khích cho dân chúng vay mượn tiêu xài và doanh nghiệp tăng vốn đầu tư; kết quả tạo thêm công ăn việc làm mới để thoát khỏi nạn suy trầm cho dù giá cả gia tăng. Nhưng điều này lại chưa xảy ra vì lạm phát cứ nằm lì ở mức quá thấp trong lúc tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao, cho dù lãi xuất ngân hàng đã rất hạ trong suốt một thời gian dài.

Chẳng những tình trạng nói trên ngoài dự đoán của đa số mà nhiều người lại còn e ngại đã bơm thêm hai bong bóng mới: lãi xuất quá thấp buộc dân chúng không thể giữ tiền tiết kiệm trong ngân hàng mà phải đổ vào đầu tư chứng khoáng hoặc địa ốc để tìm một ít lời, khiến cho giá cả hai khu vực này tăng vọt trong lúc nền kinh tế chỉ hồi phục yếu ớt hay chưa vực dậy.

Có hai lý do khiến giá cả không lên cho dù các Ngân Hàng Trung Ương đã bơm hàng ngàn tỷ USD: (1) những công ty Âu-Mỹ-Nhật mỗi ngày tăng thêm hiệu năng nhờ vào kỷ thuật điện toán và tự động hoá nên giữ được giá thành thấp mà không cần mướn thêm nhân công (2) song song đó khu vực sản xuất lớn nhất trên thế giới gồm Trung Quốc và các nước đang phát triển phải kềm giữ giá thành để hổ trợ xuất cảng trong khi sức mua của Tây Phương còn đang giảm mạnh.

Một cách nhìn khác là chúng ta đang chứng kiến trò chơi kéo co: chính quyền Âu-Mỹ-Nhật bơm tiền nhằm tạo áp lực lạm phát (inflationary pressure); trong khi đó doanh nghiệp cùng các nước đang phát triển buộc lòng phải kềm giá dẫn đến áp lực giảm phát (deflationary pressure). Kết quả là 5 năm sau khủng hoảng kinh tế Tây Phương vẫn chưa hồi phục trong khi Trung Quốc và các nước đang mở mang gặp nhiều khó khăn.

Hoa Lục vào năm 2008-09 tung ra khối kích cầu khổng lồ để bù đắp cho khoảng trống xuất cảng hàng hoá sang Âu-Mỹ vốn bị sút giảm mạnh. Kết quả là Trung Quốc dù không rơi vào khủng hoảng nhưng bơm lên bong bóng địa ốc và tình trạng đầu tư cẩu thả khiến tổng số nợ trong nước lên khoảng 150%-200% GDP. Đến nay Bắc Kinh đang trong tình trạng trên đe dưới búa: xuất cảng không tăng nên không dám tăng quyền lợi công nhân vì e sợ nâng giá thành và mất tính cạnh tranh; nếu tăng mức đầu tư công (bù đắp cho lổ hỏng xuất cảng) sẽ khiến lạm phát lên cao trong lúc lương công nhân không tăng tạo ra bất mãn trong dân chúng. Cách thoát duy nhất là nâng mức tiêu thụ nội địa để bù đắp cho xuất cảng và đầu tư công giảm sút, nhưng muốn vậy phải (1) tăng mức lương bổng, và (2) tăng chi trong an sinh xã hội để dân chúng bớt dành dụm cho hưu trí, sức khoẻ và giáo dục con cái - nhưng cải cách theo lối này thì tăng trưởng lại rơi xuống dưới mức 7%.

Bài toán kinh tế thế giới thật lòng vòng phức tạp với nhiều liên hệ chằn chịt nên khó giải quyết. Liều thuốc cho Âu-Mỹ-Nhật và Trung Quốc đôi khi đối nghịch, có lúc lại hổ tương lẫn nhau. Tây Phương phải cắt giảm trong lúc Hoa Lục cần nâng cao các quyền lợi an sinh xã hội. Tây Phương phải tăng sản xuất trong khi Hoa Lục cần nâng tiêu thụ nội địa. Điều khó là cho dù các chuyên viên kinh tế đồng ý về biện pháp nhưng muốn biến thành chính sách lại gặp nhiều chống đối từ quần chúng hay các khối lợi ích nên không áp dụng được.


No comments:

Post a Comment