Tập Cận Bình thay đổi Hiến pháp không
giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước như trước đây, nhiều người cho rằng vì ông tham
quyền cố vị. Có lẻ đúng, nhưng người
viết nghĩ bên cạnh đó là cao vọng của ông để đủ thời gian để trở thành một
trong những nhà lãnh đạo lớn nhất của Trung Hoa: Mao Trạch Đông thống nhất Hoa
Lục; Đặng Tiểu Bình canh tân Trung Quốc; Tập Cận Bình đưa Trung Hoa trở lại
ngôi vị trung tâm hàng đầu trên thế giới.
Viết như vậy không phải nhằm ca tụng họ
Tập mà để nhìn lại lịch sử dân tộc: mỗi lần Trung Hoa có một vị hoàng đế hùng
tâm thao lược thì Việt Nam
bị áp lực nặng nề nhất là khi trên dưới bất hoà, lòng dân ly tán.
Tập Cận Bình năm nay 64 tuổi (so với
Trump 71 và Putin 65 tuổi), tức là họ Tập đủ năng lực lãnh đạo Trung Quốc thêm
15 năm nữa. Nếu khi đó GDP của Tàu qua mặt Mỹ, Hoa Lục khống chế biển Đông,
thống nhất Đài Loan và đại kế hoạch Con đường Tơ Lụa thứ nhì diễn tiến tốt đẹp
thì sử sách Trung Quốc chắc hẳn sẽ khắc ghi công trạng hàng đầu cho họ Tập.
Trái với Trump nóng nảy và Putin chỉ
muốn thỏa mãn tự ái dân tộc của nước Nga nhưng lại khiến quốc gia bị cô lập và
rơi dần vào quỹ đạo của Trung Quốc, Tập Cận Bình trầm tĩnh và tự tin nơi tương
lai sẽ thuộc về Hán tộc nên dám chọn những bước đi nhanh và táo bạo:
1. Tập trung quyền lực và đặt tính
chính danh của nhà nước trên nền tảng sử dụng người tài để lèo lái đất nước
(meritocracy – nhưng có tài và tham nhũng) thay vì mô hình dân chủ (democracy)
của Tây phương.
2. Dù núi nợ khổng lồ nhưng không có
dấu hiệu Tập Cận Bình sẽ chậm lại đà phát triển kinh tế. Trái lại tại Trung
Quốc lập luận rằng nhờ thặng dư mậu dịch và dân Tàu tiết kiệm rất cao (để dành
40% thu nhập so với Mỹ là 10%) nên Hoa Lục có thể mượn thêm 30% vào đầu tư với
điều kiện là không dung dưỡng nợ xấu. Tình trạng nợ nần ở Trung Quốc từ mức độ
nguy hiểm vào năm 2016 nay cải thiện thành đáng quan ngại. Nếu quả thật Hoa Lục
có thể gánh thêm nợ để thúc đẩy tăng trưởng mà không khiến kinh tế bị sập thì
rất có thể sẽ qua mặt Hoa Kỳ trong những năm 2022-25.
3. Đạt chỉ tiêu “Made in China 2025”
tức là Hoa Lục sẽ phát triển ngang hàng hay qua mặt Âu-Mỹ-Nhật trong mọi ngành
công nghệ mũi nhọn bao gồm viễn thông thế hệ 5G, trí thông minh nhân tạo, siêu
máy tính và năng lượng tái tạo, đồng thời tiếp tục làm công xưởng khổng lồ cho
thế giới.
4. Tình trạng lão hóa tại Trung Quốc đã
bắt đầu nhưng chưa đến nỗi trầm trọng trong vòng 15-20 năm nửa. Nếu kế hoạch
hiện đại hóa hoàn thành thì năng suất lao động sẽ tăng đủ để nuôi số người già
trong tương lai.
5. Nhiều chuyên viên quân sự Mỹ tiên
liệu rằng đến khoảng năm 2021 hải quân Trung Quốc sẽ đủ mạnh để đẩy lùi hạm đội
của Hoa Kỳ ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất nhằm khống chế biển Đông và phong tỏa
Đài Loan trong trường hợp căng thẳng gia tăng.
Năm điểm nói trên mất 7 năm tức là
không còn xa nữa và chiếm ½ nhiệm kỳ nếu họ Tập tiếp tục lãnh đạo cho đến khi
80 tuổi. Phần còn lại sẽ cũng cố và phát triển Con đường Tơ Lụa nối liền hai
lục địa Á-Âu trong đó Bắc Kinh sẽ nắm vai trò trung tâm như tên gọi Trung Quốc
trước đây.
Nhưng quan trọng hơn mọi chiến lược
quốc tế khi Tập Cận Bình muốn chứng minh rằng nền dân chủ tự do và kinh tế thị
trường do Tây phương quảng bá từ 300 trăm năm nay không phải là mô hình duy
nhất cho phát triển; trái lại, tập trung lãnh đạo vẫn có thể đi đôi với tự do
kinh doanh nếu biết sử dụng nhân tài (meritocracy). Cho đến nay đại đa số các
nhà nghiên cứu vẫn hoài nghi về mô hình phát triển của Trung Quốc thì tham vọng
của Tập Cận Bình là chứng minh bằng thành quả thực tế chớ không tranh cải lý
thuyết. Cho dù lợi tức đầu người dân Trung Quốc không qua mặt Hoa Kỳ và Âu Châu,
nhưng GDP lớn hơn cũng đủ làm khuynh đảo thế giới.
Việt Nam đang chuẩn bị gì cho tương lai
đó khi thế nước yếu?
No comments:
Post a Comment