Wednesday, May 9, 2018

Made in China 2025



Ai cũng biết đến “đường lưỡi bò” và “con đường tơ lụa” vốn thể hiện hai tham vọng lớn của Bắc Kinh trong thế kỷ 21. Riêng đại sách lược “Made in China 2025” trước đây ít được nhắc đến nhưng có thể được xem như bước khởi đầu cho sự trổi dậy của Trung Quốc. “Made in China 2025” ngày càng nổi cộm trong cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ-Hoa vì đây là thời điểm Bắc Kinh muốn thắng cuộc đua dẫn đầu trong 10 ngành công nghệ chủ lực gồm người máy, xe lái tự động, xe điện, trí thông minh nhân tạo, sinh học, hàng không, năng lượng tái tạo, siêu vi tính và điện thoại 5G.

Cựu Cố Vấn Steve Bannon (nay bị thất sủng và sa thải) từng tiên đoán rằng Mỹ chỉ có từ 5-10 năm để ngăn chận đà vươn lên của Trung Quốc còn không thì quá trễ [1]

Tỷ phú Carl Icahn (cựu cố vấn kinh tế cho Trump) nhận xét năm 2016 nếu chiến tranh mậu dịch phải xảy đến thì nên sớm hơn là muộn [2], tức là không thể chờ thêm vài năm nửa khi Hoa Lục đã quá mạnh.

Nhà bình luận Thomas Friedman viết trên báo New York Times ngày 05/02/2018 trong hai ngày thương lượng về mậu dịch vừa xảy ra ở Bắc Kinh, các nhà đàm phán cao cấp Mỹ-Trung đều khẳng định đây là giai đoạn quyết định trên bàn cờ chiến lược của thế kỷ 21 [3]

Riêng người viết nhận xét tham vọng của Bắc Kinh sẽ không ngừng tại đó và gồm 3 bước tiếp nối:

  1. Made in China 2025 - Sản xuất từ Trung Quốc 2025
  2. Innovated in China 2035 – Phát minh từ Trung Quốc 2035
  3. Dominated by China 2050 - Thống trị thế giới 2050;
(2049 cũng là kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc).

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tự tin sẽ thắng Hoa Kỳ trong trận chiến quyết định này. Trung Quốc chi ra 300 tỷ USD vào “Made in China 2025” để thu thập những công nghệ tiên tiến của Tây Phương qua nhiều hình thức như áp lực về thương mại để các công ty nước ngoại quốc phải trao công nghệ; ăn cắp các phát minh từ nước ngoài; đầu tư ồ ạt vào các công trình nghiên cứu; thu dụng các giáo sư tiến sĩ và chuyên viên kỷ thuật lổi lạc gốc Hoa hiện đang sinh sống ở Tây Phương; đầu tư cho hàng trăm ngàn sinh viên xuất sắc sang du học tại những đại học danh tiếng nhất của Âu-Mỹ.

Ngay trong thời điểm quan trọng nhất Hoa Kỳ lại bị khủng hoảng sâu sắc về chính trị; mâu thuẩn lan rộng trong quần chúng; bất hợp tác giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ; không thoát ra khỏi vũng lầy Afghanistan, Iraq và Syria và cuộc chiến chống khủng bố Hồi Giáo; nợ nầng chồng chất; bị phân tâm vì Bắc Hàn và Iran. Nếu nhìn vào bàn cờ trước mắt thì không có gì bảo đảm Mỹ sẽ thắng.

Các nhà thương thuyết Bắc Kinh khẳng định họ sẽ không nhượng bộ trên hai đòi hỏi chính của Trump gồm (1) cắt giảm thâm thủng mậu dịch bớt 100 tỷ USD (2) chậm lại tiến độ đầu tư 300 tỷ USD vào kế hoạch “Made in China 2025” [3]. Họ tin rằng chiến tranh mậu dịch nếu xảy ra dù Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn (vì lệ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ) nhưng sẽ thắng. Kết quả sẽ được định đoạt bởi bên nào lì “chịu đòn” hơn là do mạnh yếu. Chế độ toàn trị sẽ thúc giục đoàn kết người dân Trung Quốc hữu hiện hơn nền dân chủ Tây Phương bị chia rẽ một khi quyền lợi kinh tế của các tập đoàn sản xuất bị xâm phạm, công nhân bị thất nghiệp. Sau hết, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ rằng Donald Trump với bản chất thương gia sẽ chấp nhận thương lượng hơn là “chơi đến cùng” (nhưng quyết định mới nhất của Trump rút ra khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí nguyên tử với Iran không khỏi khiến nhiều người đặt câu hỏi nhà tỷ phú địa ốc này dám “thấu cáy” đến mức nào?)

Nhiều chuyên gia phê bình Trump tự cô lập ra khỏi tổ chức quốc tế và các nước bạn. Tuy nhiên khiếu kiện ra WTO thường kéo dài 10-15 năm vẫn không kết thúc. Đối với Âu châu giả sử hảng Boeing của Mỹ bị Trung Quốc cấm vận thì Airbus của Pháp-Đức sẽ nhảy vào trám chổ trống dành hợp đồng. Tư bản Trung Quốc mua 10% cổ phần công ty Mercedes-Benz thì Angela Merkel cho là không có gì sai trái trong khi dư luận tại Đức lo ngại công nghệ nồng cốt lọt dần vào tay Bắc Kinh. Riêng về TPP thì nhiều nước tham gia dù tuyên bố nhằm ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc, nhưng thật tình chỉ tìm cợ hội bán thêm hàng sang thị trường Mỹ chớ không hề thay đổi chính sách bang giao và mậu dịch với Hoa Lục.

Các nhà lãnh đạo cáo già như Duterte (Phi), Erdogan (Thổ), Viktor Orban (Tiệp) v.v… nhìn vào gió mạnh chiều nào theo chiều đó chớ không tin vào các tổ chức quốc tế nhất là khi các nền móng của trật tự thế giới đang lung lay. Tranh hùng Mỹ-Trung sẽ được quyết định bằng sức mạnh kinh tế; mậu dịch và đầu tư có sức thu hút mãnh liệt hơn là các thỏa ước trên văn bản.

Một độc giả trên báo New York Times nhận xét Lenin từng phê bình tư bản Tây Phương sẽ bán cả sợi dây thừng treo cổ chính mình; nhưng nước Nga của Lenin kém quá nên không đủ tiền mua dây, còn Trung Quốc khôn ngoan dùng món mồi lợi lộc nhử dần cho đến khi họ siết chặt thòng lọng.

***

[1] Steve Bannon says U.S. in Economics War with China. Reuters, 08/17/2017
[2] ICahn: If we’re going to get into a trade war with China, maybe it is better to do it “sooner”. Business Insiders, 12/22/2016
[3] The U.S. and China Are Finally Having It Out. New York Times, 05/02/2018
[4] China is Set to Take a Hard Line on Trump’s Trade Demands. New York Times, 05/02/2018

No comments:

Post a Comment