Năm 2016 khi Trump thắng cử các cố vấn kinh tế Trung Quốc tự
tin rằng họ biết “rơ” của lão tỷ phú địa ốc này: khi Trump rao giá Bắc Kinh sẽ
… lặng thinh cho đến khi lão xuống nước; hoặc đến năm 2018 đảng Cộng Hòa sẽ
thua lớn trong kỳ bầu Quốc Hội (đảng cầm quyền thường thua trong lần bầu giữa
nhiệm kỳ); hay năm 2020 Trump bị hất văng ra khỏi tòa Bạch Ốc.
Nhưng nay khi vừa vào vòng đầu của Chiến Tranh Thương Mại
lại có dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình gặp chống đối trong nội bộ. Liệu diễn
biến này sẽ ảnh hưởng đến hồi kết như thế nào?
Trên bàn bài xì phé mỗi bên đều thấy rõ ràng các lá bài ngữa
và vốn của nhau. Chỉ có hai điều quyết định thắng thua, hoặc đối thủ đầu hàng
trước hay cả hai thấu cáy tới cùng cho đến khi lật lá bài tẩy.
Trận Chiến Tranh Thương Mại vừa bước vào giai đoạn lật ngữa
một hai lá bài đầu tiên để thăm dò tình hình và sức chịu đựng của đối phương.
Kinh tế Mỹ phát triển ngoạn mục nhưng có thể sẽ chậm dần lại vào năm 2019; các
tiểu bang trước đây bỏ phiếu cho Trump hơi “thấm đòn” vì cú đáp trả của Bắc
Kinh áp thuế vào nông hải sản nhập cảng từ Hoa Kỳ. Nội tình xứ Mỹ chia rẽ trầm
trọng và đảng Dân Chủ đang hy vọng sẽ thắng lớn vào tháng 11/2018.
Trong khi đó thị trường chứng khoáng Thượng Hải rơi -27%.
Đồng Nhân Dân Tệ xụt -9%, tuy nhờ vậy mà đòn áp thuế hàng mua từ Trung Quốc của
Trump mất phần nào hiệu quả nhưng lại nằm ngay ngưỡng ồ ạt chảy máu ngoại
tệ giống như năm 2015. Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, và nội bộ nước Tàu có
dấu hiệu rạn nứt vì chống đối ông Tập thu tóm quyền lực.
Nhưng Bắc Kinh cũng không thể khiến ông Tập yếu thế trong khi
đang chiến tranh mậu dịch với Mỹ; ngược lại ông Tập cũng nhân cơ hội này biện
minh cho nhu cầu phải có một lãnh tụ mạnh và quyết đoán. Cho nên từ đây cho đến
tháng 11 lá bài lật ngữa kế tiếp là phe ông Trump hay phe ông Tập sẽ lung lay
trong nội bộ từng quốc gia.
Khi đó nếu một bên bỏ cuộc (chịu xuống nước) thì…hết chuyện.
Nhưng cũng còn vài lá bài chưa lật nên chỉ đồn đoán: ông Tập đi Âu Châu vào
tháng 07/2018 lôi kéo EU chống Trump nhưng lại về tay không; ngay sau đó
Jean-Claude Juncker sang Mỹ ôm hôn ông Trump thắm thiết cho rằng lịch sử thương
mại giữa hai khối đã sang trang. Nếu thật sự EU vì bị Trung Quốc chơi xấu nên
nay hợp tác với Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Thương Mại thì Bắc Kinh nguy to.
Trung Quốc mong cho đảng Dân Chủ thắng lớn trong kỳ bầu cử
Quốc Hội sắp tới, nhưng quần chúng và cả hai chính đảng Hoa Kỳ ngày càng bất
mãn vì cán cân mậu dịch bất bình đẳng. Cho nên dù đảng nào thắng vào tháng 11
chưa chắc gì ông Trump sẽ dịu giọng, ngược lại ông lại có thể tấn công mạnh để
chứng tỏ là ông cứng rắn hơn phe chống đối nhằm chuẩn bị cho lần tái tranh cử
2020.
Liệu ông Trump có dám thấu cáy áp thuế lên 200 tỷ hàng Trung
Quốc như từng đe dọa? Viễn cảnh dân Mỹ thất nghiệp, hãng xưởng thua lỗ, kinh tế
suy sụp trước năm 2020 có làm ông Trump chùn tay hay không? Bắc Kinh tin rằng
nếu đánh lớn dù họ thiệt hại nặng nề hơn (vì kinh tế Trung Quốc lệ thuộc vào
xuất cảng sang Hoa Kỳ) nhưng dân Tàu chịu đòn lì lợm hơn Mỹ mập (big fat
Americans). Lần cuối khi Bắc Kinh thua cuộc chiến thương mại năm 1860 nước
Trung Hoa bị các cường quốc Âu Châu và Nhật Bản xâm lăng, dân chúng Tàu sẽ nhớ
mối nhục này để không bao giờ chịu bị chèn ép thêm lần nửa.
Khi đó hai bên chỉ còn đến nước lật ngữa lá bài tẩy. Trump
áp thuế lên 500 tỷ hàng nhập cảng từ Trung Quốc. Bắc Kinh trả đũa thổi bùng
ngọn lửa bài Hoa Kỳ, phá giá đồng Nhân Dân Tệ, phá rối an ninh trong vụ Bắc Hàn
và Đài Loan, v.v… Thế giới sẽ đi vào một cuộc Đại Khủng Hoảng giống như năm
1929.
Cho nên thêm căng tẳng thì Chiến Tranh Mậu Dịch sẽ quyết
định tương lai thế giới trong thế kỷ 21. Còn không thì giống như vũ điệu của
loài công với hai con đực phùng lông trợn mắt để rồi không có gì hết! Khi đó
nước Mỹ cũng giống như con tôm hùm trong nồi nước sôi, Trung Quốc bắt lửa chầm
chậm để con tôm hùm ngủ quên đến…chết.
Cảm ơn đã chia sẻ. Cho mình hỏi ngoài lề chút ạ: Lịch thi đấu aff cup 2018 của việt nam bongda365 chắc chắn chính xác chưa nhỉ?
ReplyDelete