Việt
Nam là nước đông dân với mức độ hội nhập quốc tế nhanh nhất thế giới [1] Trong
số 20 quốc gia với dân số trên 50 triệu người thì Việt Nam có tổng số xuất và nhập
cảng trên GDP lên đến 200% cao hơn hẳn Thái Lan (122%) và Đức (87%). Những quốc
gia còn lại có mức độ hội nhập quốc tế cao hơn Việt Nam
thường chỉ là các nước nhỏ ít dân như Hồng Kông và Singapore . Hoa Kỳ là nước mua hàng
từ Việt Nam nhiều nhất trong
khi Nam Hàn và Trung Quốc dẫn đầu bán sang Việt Nam .
Việt
Nam
cũng là nước hưỡng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
[2]. Lượng hàng bán sang Mỹ nhảy vọt 26% (13 tỷ USD) trong khi mua từ Trung
Quốc tăng 9.7% (15 tỷ USD). Việt Nam hiện đứng hàng thứ 6 trong số các quốc gia
Hoa Kỳ chịu thâm thủng mậu dịch cao nhất với cán cân chênh lệch lên đến 39.5 tỷ
USD trong năm 2018 [3].
Nhờ
vào hội nhập quốc tế nên GDP Việt Nam tăng trưởng 7.1% trong năm 2018 [4]. Tuy
nhiên bên cạnh các lợi thế Việt Nam
cũng đối diện với nhiều thách thức ngắn và dài hạn:
1.
Việt Nam hiện ý thức và cảnh giác trước nguy cơ bị Hoa Kỳ trừng phạt vì hàng từ
Trung Quốc luồn lách sang Việt Nam
đổi nhãn hiệu rồi bán sang Âu-Mỹ nhằm tránh bị áp thuế [5]. Tuy nhiên câu hỏi vẫn
là giám sát hữu hiệu đến mức nào.
2.
Vốn FDI vào Việt Nam
tăng nhanh [6]. Nhưng Việt Nam cần chọn lọc các đầu tư nước ngoài không tác hại
đến môi trường, đồng thời không chỉ xử dụng nhân công rẻ để lắp ráp mà phải tạo cơ hội để tăng cường công nghiệp hóa
bằng cách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
3. Hoa Kỳ cho biết sẽ không đưa Việt Nam vào hàng
các quốc gia thao túng hối đoái (currency manipulator) [7] cho dù giá đồng bạc Việt Nam (VND)
không tăng so với đô-la (USD) theo đà xuất cảng nhảy vọt sang Mỹ. Tuy nhiên thực
hiện như thế nào để giảm chênh lệch mậu dịch hiện lên đến 39.5 tỷ USD trong năm
2018 [3] còn chờ các chi tiết cụ thể trong những năm tháng sắp tới.
4.
Việt Nam tăng trưởng nhờ vào hội nhập quốc tế nên khi kinh tế thế giới chậm lại
vì chiến tranh thương mại hay do chu kỳ suy thoái cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu không kịp thời kiểm soát được tổng số nợ - công và tư – ngay từ bây giờ thì
khi xuất cảng sụt giảm các công ty sẽ không đủ sức trả nợ tư; nhà nước lại thu
vào ít thuế nên nợ công sẽ theo đó tăng vọt; tiền VND sẽ giảm giá nhanh so với
USD khiến cả nhà nước lẩn các công ty tư nhân càng khó trả nợ nước ngoài. Đây
là một vòng xoáy vô cùng nguy hiểm từng xảy ra tương tự tại Thái Lan năm 1998
và Hy Lạp 2010.
Nhờ
vào tăng trưởng kinh tế nên Việt Nam hiện đã tích trữ trên 55 tỷ USD
[3]. Số lượng ngoại tệ này có thể dùng vào thanh toán nợ xấu trong quá khứ và
để hổ trợ VND trong trường hợp kinh tế suy thoái trong tương lai. Nhưng so với
kinh nghiệm Thái Lan bị lủng đáy sau khi đã nổ lực đắp đê giữ giá nhưng rồi
cuối cùng vẫn phải phá giá đồng Bhat năm 1998, song song với việc Việt Nam hiện
khó tăng cường quỹ ngoại tệ lên trên 55 tỷ USD mà không bị Mỹ liệt kê vào hàng
thao túng ngoại tệ cho nên biện pháp duy nhất, lâu dài và hữu hiệu là kiểm soát
cả nợ công và tư trong giai đoạn tăng trưởng.
Thực
tế tại nhiều nước khác cho thấy trái ngược với mong đợi, khi kinh tế tăng
trưởng thì tình trạng tiêu xài và đầu tư công lẫn tư lại càng kém hiệu quả do
tâm lý hồ hởi quá đáng, nên đi vào chu kỳ suy thoái thì những nước này đều
không chống trả nổi với làn sóng tháo lui của đầu tư nước ngoài. Đây chính là
một trong những mối đe dọa hàng đầu cho mọi quốc gia đang mở mang.
***
[1] Vietnam is the most globalized populous country in modern history
– The True Globalist 10/03/2018
[2] Vietnam
Tops List of Biggest Winners From U.S.-China Trade War – Bloomberg 06/03/2019
[3] Here’s Why Vietnam Risks Being Labeled a Currency Manipulator –
Bloomberg 05/10/2019
[4] Vietnam Economy Remains Outperformer as
Growth Tops 7% Mark – 12/27/2018
[5] Thương chiến Mỹ-Trung : Hà Nội sẽ
chống hàng Trung Quốc dán nhãn Việt Nam – RFI 06/10/2019
[6] Riding out the trade war in Vietnam
on a new wave of FDI – East Asia Forum 01/01/2019
No comments:
Post a Comment