Bà
Thủ Tướng nước Đức Angela Merkel thường được ca ngợi như thành trì của chủ
nghĩa hợp tác đa phương (multilateralism) sau vụ Brexit và Trump đắc cử năm
2016. Nhưng nếu nhìn kỹ trong 14 năm cầm quyền bà Merkel đã thực hiện chính sách
Nước Đức Trên Hết nhằm bảo vệ quyền lợi của Đức nhưng rạn nứt sự đoàn kết trong
nội bộ Âu Châu, khối Euro và NATO.
Tiêu
biểu là các nước trong NATO cam kết chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng nhưng nước
Đức liên tục thất hứa chỉ dành 1.5 % GDP vào quân đội. Năm 2014 khi Nga tấn
công Ukraine
và đe dọa hòa bình ổn định của Âu Châu thì chính phủ Merkel lại cắt thêm 25%
ngân sách quốc phòng, đến mức Obama phải than phiền rằng nhiều nước Âu Châu “ăn
có” (free rider) trông cậy vào chiếc dù an ninh của Mỹ mà không chịu chi tiền
[1]. Kết quả là phi cơ chiến đấu không được bảo trì, nhân sự không được huấn
luyện, quân đội Đức trở nên hèn yếu [2]
Đến
thời Donald Trump bị thúc giục ráo riết nên Đức cam kết sẽ tăng ngân sách quốc
phòng nhưng với nhịp độ từ từ và chậm rải để đạt đến 2% GDP vào năm 2024 (!). Nay
Đức lại cắt giảm chi phí quân sự trong 3 năm 2019-2021 [3], vậy mà Bộ Ngoại
Giao vẫn chày chối biện hộ rằng ngân sách tuy “khó hiểu” nhưng Đức vẫn giữ đúng
các cam kết với đồng minh [4]. Mỹ phải tự hỏi nếu Âu Châu cảm thấy không cần
thiết để chi tiêu cho NATO thì tại sao dân chúng Hoa Kỳ phải đóng thuế để duy
trì mối liên minh quân sự lổi thời này?
Điểm
thứ nhì khi Đức hợp tác với Nga xây đuờng ống dẫn khí đốt Nordstream 2 cho dù gặp
sự phản đối mạnh mẻ của các đồng minh Hoa Kỳ và nhiều nước Âu Châu như Ba Lan và
Ukraine. Hợp đồng giữa Đức và Nga được ký kết vội vã năm 2005. Đến năm 2014 Nga
tấn công Ukraine, nhưng dù Nga trở thành mối đe dọa cho hòa bình và ổn định của
Âu-Châu tuy vậy Đức vẫn không hủy bỏ hợp đồng để trừng phạt thái độ xâm lăng của
Nga. Các nước Âu Châu e sợ (a) Nga thu thêm ngoại tệ nhờ bán khí đốt để duy trì
chế độ Putin, và (b) Nga sử dụng khí đốt như vũ khí chiến lược nhằm áp lực Âu
châu trong trường hợp một cuộc khủng hoảng mới xảy ra, nhưng chính quyền Merkel
vẫn khăng khăng không thay đổi lập trường cho dù bị công kích kịch liệt.
Tóm
lại chính sách của Đức đối với NATO và Nga là hưỡng lợi hai đầu: không tăng ngân
sách quốc phòng vì nay đã có Ba-Lan và Tiệp Khắc làm tấm bình phong che gió bão
từ Nga, trong khi tiếp tục mua khí đốt từ Nga cho lợi ích kinh tế.
Điểm
thứ ba trong thời gian khủng hoảng đồng Euro, Đức là nền kinh tế mạnh nhất Âu
Châu nên áp lực lên ECB (Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu) áp đặt chính sách khắc
khổ khiến các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý gần như kiệt quệ. Kinh tế Nam Âu
suy sụp làm đồng Euro tuột giá. Đức lại hưỡng lợi được hai đầu khi xuất cảng tăng
nhờ Euro mất giá; đồng thời Đức lại có thể mượn tiền với phân lời rẻ mạt vì nhiều
người muốn gởi tiền an toàn vào nền kinh tế mạnh nhất Âu Châu. Nguy cơ cuộc chiến
tiền tệ nay lại tăng lên khi ECB vừa cho biết sẽ hạ thấp thêm phân lời nhưng vì
đó khiến đồng đô-la Mỹ tăng giá (do phân lời ở Hoa Kỳ cao hơn Âu Châu) khiến giá
hàng xuất cảng của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn [5].
Điểm
thư tư vào năm 2015 bà Merkel đơn độc quyết định mở cửa đón nhận 1.5 triệu người
tỵ nạn từ Syria .
Cho dù nay bà Merkel nay bị quá nhiều áp lực nên phải thay đổi chính sách nhưng
quyết định vội vả và đơn phương này đã làm nổ bùng làn sóng chống di dân, trực
tiếp tạo nhiều chia rẽ khiến phong trào dân xã tại Đức và dân túy ở các nước Âu
Châu rầm rộ nổi lên.
Cuối
cùng, chính quyền Merkel hiện nay là một nhà nước yếu vì không kết hợp được với
các đảng phái khác để tạo đa số cầm quyền. Nhưng một nhà nước yếu lại phù hợp với
các tính toán của bà Merkel vì Đức tránh né được các quyết định táo bạo cần thiết
nhằm ổn định NATO, khu vực Euro và Âu Châu.
Cựu
Thủ Tướng Đức Helmut Kohl vốn là cha đẻ của đồng Euro và việc tái thống nhất nước
Đức đã than phiền (nhưng sau đó ông chối) “Chính bà này (Merkel) đang phá nát Âu
Châu” (This girl (Merkel) is destroying my Europe
[5]). Bà Merkel theo chủ nghĩa quốc tế hợp tác đa phương (international
multilateral partnership) chỉ khi nào có lợi cho nước Đức dù phải thiệt hại đến
NATO, khu vực Euro và Âu Châu.
***
No comments:
Post a Comment