Người Mỹ thường đặt câu hỏi điều gì khiến bạn thao thức ban đêm
(what keeps you awake at night?) Đối với
nhiều người Mỹ gốc Việt, câu trả lời là nước Việt Nam .
Riêng đối với người viết – và cho rất nhiều người Mỹ trong
hiện tại - câu trả lời là nổi ưu tư cho nền dân chủ đang bị sói mòn tại Hoa Kỳ,
cho nên cuộc bầu cử 2020 sẽ là một trong những bước ngoặc quan trọng nhất trong
lịch sử nước Mỹ.
Nếu cánh hữu dân túy của đảng Cộng Hòa (Donald Trump) hay cánh
tả xã hội của đảng Dân Chủ (Bernie Sander và Elizabeth Warren) lên nắm quyền thì
Hoa Kỳ sẽ trở thành “hơi hơi” độc tài hoặc “hơi hơi” xã hội chủ nghĩa, có nghĩa
là tự do và mức sống của dân chúng Mỹ sẽ không thay đổi gì nhiều ít nhất là
trong giai đoạn đầu. Những định chế và ý thức của người dân Mỹ đủ vững chải để
ngăn cản một Putin của nước Nga hay Tập Cận Bình của Trung Quốc, cho dù đang có
nghịch lý rằng tình trạng chia rẻ và tê liệt trong chính quyền Hoa Kỳ khiến nhiều
người Mỹ mất kiên nhẫn và mong đợi một loại người hùng để đẩy mạnh các bước đột
phá cần thiết. Nhưng nếu cánh hữu dân túy hay cánh tả xã hội lên cầm quyền thì
sự chia rẽ giữa chính quyền mới và phân nửa dân chúng không ủng hộ sẽ càng thêm
sâu đậm. Điểm đáng tiếc là cánh trung tả lại không có một ứng cử viên nổi bật –
cụ thể là ông Joe Biden tuy hiện dẫn đầu trong đảng Dân Chủ nhưng chỉ nhờ vào
uy tín cá nhân để hứa hẹn sẽ thắng Trump mà lại không đưa ra một chính sách nào
rỏ rệt để thu hút cử tri. Nhiều chính trị gia Hoa Kỳ đã kết luận rằng con đường
trung đạo ba phải chỉ đầy xác gà bị xe cán chết (there are only dead chicken in
the middle of the road) cho nên chỉ còn có cách cực đoan hơn dù tả hay hữu để
thu hút lá phiếu.
Hoa Kỳ và Tây Phương từng đặt vào hy vọng trào lưu toàn cầu
hóa với tự do mậu dịch và tự do thông tin Internet sẽ mang đến đợt sóng dân chủ
thứ ba đánh ngã những thành trì cuối cùng của độc tài và cộng sản (chủ yếu nhắm
vào cộng sản Trung Quốc). Nước Mỹ quả đã hưởng rất nhiều lợi ích nhờ vào toàn cầu
hóa. Nhưng không ngờ chính mậu dịch toàn cầu cùng sự phát triển của mạng xã hội
lại đem đến những cơn thác ngược dòng làm lung lay nền tảng dân chủ của chính
Hoa Kỳ và Âu Châu.
Mậu dịch toàn cầu khiến hàng hóa giá rẻ giúp đỡ cho người tiêu
thụ và các tập đoàn đa quốc gia, nhưng đồng thời lại đem theo 3 tỷ nhân lực từ
các nước đang mở mang ở Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Đông Âu và Đông Nam Á cạnh
tranh trực tiếp với 1 tỷ công nhân viên ở các nước Tây Phương khiến nhiều người
bị mất việc làm hoặc lương bổng không tăng (so với lạm phát) trong suốt 30 năm
nay. Điều này tạo ra khoảng cách giàu nghèo giữa giới tinh hoa (elites) thích ứng
với toàn cầu hóa với một số đông dân chúng còn lại (tuy không hẳng là đa số) dẫn
đến rạn nứt trong xã hội. Mạng xã hội lại khích động sự phẩn nộ và chia rẻ quần
chúng thành nhiều tập hợp nhỏ công khích lẫn nhau (người Mỹ gọi đây là tình trạng
tribalism) đánh mất đi đối thoại và sư tương nhượng (compromise) vốn là nền tảng
của xã hội dân chủ.
Điều này thể hiện qua tình trạng bất hợp tác giữa hai đảng Cộng
Hòa và Dân Chủ để thỏa mãn cử tri của phe minh. Quốc Hội bỏ phiếu hàng dọc theo
đảng phái để thông qua các đạo luật lớn như Obamacare. Vì không có sự họp tác
giữa lưỡng đảng nên sau mỗi cuộc bầu cử thay đổi đảng cầm quyền thì chính quyền
mới lại tìm đủ mọi cách để phá hỏng những đạo luật trước đây. Quốc Hội bị tê liệt
không thông qua luật pháp nên Tổng Thống điều hành nhà nước bằng các sắc lệnh hành
chánh (executive order), mà sau đó một Tổng Thống đối lập dễ dàng hủy bỏ các sắc
lệnh trước đó làm mất đi tính chính đáng và tạo ra nhiều bất nhất theo kiểu sáng
nắng chiều mưa.
Ngược lại các nước cộng sản và độc tài có sách lược rỏ ràng để
thích ứng với toàn cầu hóa và ngăn chận làn sóng dân chủ: khai dụng mậu dịch toàn
cầu và nhân công giá rẻ để ào ạt xuất cảng sang Tây Phương nhằm tăng trưởng GDP;
xây dựng vạn lý tường lửa nhằm kiểm soát và đàn áp tiếng nói phản biện trong nước.
Nhà cầm quyền được đại đa số dân chúng hậu thuẫn điểm thứ nhất nên khi bị chống
đối về điểm thứ hai thường lập luận rằng kinh tế chỉ tăng trưởng trong điều kiện
chính trị ổn định. Lập luận này được không it dân chúng trong nước chia xẻ.
Trái lại Hoa Kỳ và Tây Phương dường như lạc hướng không tìm
ra đồng thuận để thích nghi với trào lưu toàn cầu hóa: không thể đão ngược mậu
dịch toàn cầu, mà cũng không thể kiểm duyệt mạng xã hội vì vi phạm quyền tự do
ngôn luận. Cho nên nền dân chủ tại Mỹ bị sói mòn là điều có thật và cũng nên là
mối quan tâm hàng đầu cho mọi công dân Hoa Kỳ - dù là người bản xứ hay nhập tịch.
Trước những thách thức vô cùng phức tạp đó cử tri Hoa Kỳ năm
2020 sẽ chọn lựa giữa (1) người hùng Donald Trump tự tôn, hoang tưởng nhưng lại
đột phá những bước táo bạo để đánh thức sự u mê của giới trí thức cấp tiến
(liberal elites) như cứng rắn đối với Trung Quốc; (2) khuynh hướng dân chủ xã hội
của Bernie Sander muốn áp dụng mô hình của Canada và Bắc Âu bất kể rằng đa số dân
chúng Mỹ không chống đối xã hội chủ nghĩa; (3) cải tổ tư bản (reform
capitalism) của bà Elizabeth Warren nhưng suốt cuộc đời chưa hề có một chút
kinh nghiệm điều hành và quản lý; (4) cánh trung tả của ông Joe Biden không có
chủ trương gì rỏ rệt miễn là thắng Trump.
Chọn lựa năm 2020 không dễ dàng, nhưng nếu mình không chọn sẽ
có người khác chọn giùm mình (if you don’t chose then somebody else will chose
for you.)
No comments:
Post a Comment