Khoảng cách giàu nghèo hiện đang là một trong các nguyên nhân
chính làm chấn động nền chính trị ở Tây Phương, điển hình với Brexit ở Anh,
phong trào áo vàng tại Pháp và Donald Trump đắc cử Tổng Thống ở Mỹ. Câu hỏi đặt
ra là tại sao hố sâu giàu nghèo còn cách biệt hơn rất nhiều tại các nước đang
phát triễn như Trung Quốc và Việt Nam nhưng lại không dẫn đến những xáo trộn tương
tự như ở Âu-Mỹ?
Lý do thứ nhất vì khối quần chúng ở các nước đang phát triễn
chưa đủ thế lực mạnh để làm thay đổi nền chính trị như tại Tây Phương cho nên
những tiếng nói phản kháng thường bị dập tắt rất sớm.
Lý do thứ nhì khi cả nhà cầm quyền lẫn dân chúng ở các nước đang
mở mang có được sự đồng thuận với gần 100% ủng hộ toàn cầu hóa. Ngược lại tại
Anh, Pháp và Mỹ một con số không ít trong quần chúng hoặc chống đối hay đòi chậm
lại tiến độ toàn cầu hóa vì cho rằng trào lưu này bị dàn dựng (rigged) chỉ có lợi
cho thành phần thượng lưu trí thức (elite) mà thiệt hại cho công nhân, thợ thuyền
và giới trung lưu. Chính sự đồng thuận nói trên ở các nước đang phát triển đã góp
phần xây dựng ổn định xã hội vì ngay khi người dân tuy phản đối nhà cầm quyền
nhưng phần nào đã tự giới hạn để những chống đối không cản trở tiến trình hội
nhập vào thương mại toàn cầu. Trái lại tại Âu-Mỹ cả cánh tả lẫn hữu mạnh mẻ phản
đối các hiệp ước thương mại quốc tế, việc hảng xưởng di dời sang nước ngoài, tình
trạng xuất nhập khẩu mất quân bình và quy trách cho chính quyền về những thiệt
hại mà giới công nhân và thợ thuyền phải gánh chịu khi bị thất nghiệp hay vì đồng
lương không tăng từ 30 năm nay.
Lý do thứ ba liên quan đến móc ngoặc trong tiến trình công
nghiệp hóa của một quốc gia được hoàn tất, thường gọi Lewis Turning Point (LTP)
trong kinh tế. LTP là khúc quanh khi nguồn nhân lực chuyển đổi từ nông nghiệp sang
công nghiệp bắt đầu cạn dần. Một thí dụ tại Việt Nam hiện trong thời kỳ tiền LTP khi
dân chúng thôn quê đổ dồn về thành thị đi tìm công ăn việc làm với thu nhập khá
hơn so với canh tác. Khi số người tìm việc với doanh nghiệp tăng thì cung nhiều
hơn cầu nên công nhân ở vào thế yếu nếu tranh đấu đòi tăng lương và cải thiện đời
sống. Trường hợp này từng xảy ra ở Âu-Mỹ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nhưng
khi nguồn nhân lực đến từ nông thôn cạn dần, tức là đi vào ngã tẻ LTP như ở Trung
Quốc hiện nay thì cung giảm dần so với cầu. Lúc đó công nhân ở thế mạnh để đòi lương
cao và được hưỡng các quyền lợi an sinh xã hội bằng cách đình công hay qua công
đoàn. Giai đoạn hậu LTP từng xãy ra ở Mỹ vào thập niên 1930-1950, Âu Châu
1950-1960, Nhật 1960-1970 và Nam Hàn, Đài Loan 1980-1990. Vào thời điểm hậu LTP
người công nhân không cần đến bằng cấp cao nhưng vẫn có được mức sống trung lưu,
thí dụ vào những năm 1960 thợ thuyền làm việc trong dây chuyền sản xuất của các
hảng Ford hay GM tại Mỹ vẫn mua được nhà, xe hơi, được bảo đảm y tế sức khỏe và
lương hưu trí (pension).
Ngược lại Âu-Mỹ hiện nằm trong chu kỳ hậu công nghiệp với tự
động hóa đi đôi theo sản xuất di dời sang các nước đang mở mang. Trước đây vào
giai đoạn hậu LTP người công nhân dù không có bằng cấp cao vẫn được trả đồng lương
đủ cho sống đời trung lưu, nhưng nay trong chu kỳ hậu công nghiệp thì học vấn và
trình độ chuyên môn là hai yếu tố quyết định cho sự thành công. Cơ xưởng sản xuất
bị đóng cửa và di dời ra nước ngoài để xử dụng nguồn nhân công giá rẻ và tay
nghề thấp ở nước ngoài khiến giới trung lưu-công nhân Tây Phương bị tụt hậu so
với thành phần trung lưu-học vấn. Các ngành nghề dịch vụ tuy nở rộ nhưng lương bổng
không bằng sản xuất. Điều này dẫn đến sự phẩn nộ trong thành phần dân chúng không
có bằng đại học do không tìm ra việc làm thay thế với mức sống tương đương trước
khi hãng xưởng bị đóng cửa. Vì giới trung lưu là nền tảng của xã hội dân chủ nên
tình trạng sói mòn của tầng lớp này tạo ra nhiều xáo trộn chính trị, và là nguyên
nhân dẫn đến các trào lưu dân túy cánh tả chống doanh nghiệp, hay tâm lý bảo hộ
và bài ngoại trong cánh hữu ở Tây Phương.
Nói tóm lại tại Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc cuộc sống của mọi
người đều cải thiện dù nhanh chậm khác nhau; tại Hoa Kỳ và vài nước Tây Phương
mức sống của giới trung lưu–công nhân chẳng những không tiến mà còn thụt hậu so
với các tầng lớp khác, cho nên họ bi quan và phẩn nộ do không tìm ra lối thoát.
Hoa Kỳ là nước hậu công nghiệp duy nhất với tuổi thọ của thành phần lao động da
trắng sút giảm trong vòng 10 năm nay bởi tâm trạng lo buồn, bất mãn và bất lực.
Những bài sau sẽ phân tích nhiều hơn về các giai đoạn tiền LTP,
hậu LTP và hậu công nghiệp.
No comments:
Post a Comment