Sự nghiệp chính trị của đại đế Nã-Phá-Luân chẳng liên hệ gì nhiều đến Trung Quốc nên không biết tại sao ông nổi hứng tuyên bố một câu bất hủ mà giờ này có giá trị của một lời tiên tri “Hãy để Trung Hoa ngủ yên bởi vì khi tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới.”
Vào tháng 03/1978 có một sự kiện ít được biết đến nhưng bắt đầu lay thức gã khổng lồ Trung Quốc khi một hợp tác xã nông nghiệp ở Phúc Kiến xin phép được giữ lại phần sản xuất vượt chỉ tiêu để khuyến khích nông dân hăng hái làm việc. Đây là giai đoạn trước Đổi Mới nên viên thư ký đảng bộ của hợp tác xã bị phê bình kiểm điểm. Chỉ 8 tháng sau đó vào cuối năm 1978 Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải tổ và mở cửa nền kinh tế. Đề nghị nói trên của hợp tác xã được mang ra thử nghiệm với kết quả sáng chói nên viên thư ký đảng được ban khen.
Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình “Giàu
sang là vinh quang” trở thành kim chỉ nam cho mô hình phát triển của Trung Quốc
kể từ lúc đó. Nền kinh tế Hoa Lục từ lạc hậu nhảy vọt lên đứng hàng thứ nhì trên
thế giới chỉ trong vòng 40 năm. Nếu so sánh với Ấn Độ (dân chủ) hay
Một trong những lý do khiến tăng trưởng ở Trung Quốc nhảy vọt vì GDP là mục tiêu tập trung mà Bắc Kinh theo đuổi[3] – so với Hoa Kỳ bị chi phối đa đoan trong vai trò siêu cường toàn cầu còn Âu Châu tìm cách cân bằng giữa phát triển và lối sống hạnh phúc (savoir-vivre). Ở Hoa Lục mỗi địa phương, đảng viên hay cán bộ nhà nước vừa bị đánh giá dựa trên thành tích tăng trưởng lại được khuyến khích bằng cách cho giữ lại phần trăm lợi nhuận. Cho nên nhà nước Trung Quốc tuy mang tiếng xã hội chủ nghĩa nhưng tổ chức gần giống như tập đoàn Mc Donald’s của Mỹ: Ban Quản Lý Công Ty (hay là Trung Ương Đảng) đề ra chỉ tiêu và công thức tăng trưởng chung; mỗi Franchise hay Cơ Sở Nhượng Quyền Thương Mại (hay từng Địa Phương) được nhiều quyền hạn rộng rãi phát huy sáng kiến quảng cáo thương vụ trong địa phận của mình miễn là không được vi phạm mẫu mực của thương hiệu (xã hội chủ nghỉa theo màu sắc Trung Quốc). Mỗi Franchise sẽ nộp X% doanh thu cho Trung Ương và giữ phần lợi nhuận còn lại, lời nhiều hưởng nhiều lời ít hưởng ít.
Tuy nhiên chính vì tập trung vào tăng trưởng GDP nên nhiều vấn đề tồn đọng trong kinh tế và xã hội không được quan tâm đúng mức sinh ra phát triễn không bền vững, khoảng cách giàu nghèo tăng vọt, môi trường bị hủy hoại và sự bùn phát của nạn tham nhũng hối lộ tràn lan trong xã hội.
Khi họ Đặng tuyên bố “Không thể nào mọi người cùng giàu một lúc” sau đó cho thành hình những đặc khu kinh tế vùng ven biển tức mặc tình chấp nhận giàu nghèo sai biệt giữa miền duyên hải (400 triệu người Hoa sinh sống) và đất đai nằm sâu trong nội địa (800 triệu còn lại.) Chính sách của Đặng Tiểu Bình đi ngược 100% với Mao Trạch Đông vì họ Mao bần cùng hóa đô thị bằng cách đưa dân chúng thành phố vào các hợp tác xã nông thôn để bình đẳng nghèo khổ như nhau (họ Mao đồng thời chuẩn bị kế hoạch phòng thủ chiều sâu lấy nội địa làm hậu cần trong trường hợp Trung Quốc bị tấn công.)
Tiếp theo cuộc thí nghiệm thành công của hợp tác xã nông nghiệp Phúc Kiến nói trên Bắc Kinh thúc đẩy phát triễn bằng cách cho phép những địa phương tăng trưởng vượt chỉ tiêu được giữ lại nhiều lợi ích kinh tế trong khu vực, còn giới lãnh đạo sẽ thăng quan tiến chức. Trong khoảng thời gian 1978-2004 Hoa Lục còn là một nước đang phát triển nên Bắc Kinh không có ngân sách trung ương dồi dào để phân phối cho các địa phương thực hiện kế hoạch tăng trưởng. Bù lại mỗi địa phương được rộng quyền phát huy sáng kiến (trong khuông khổ chính trị mà Bắc Kinh cho phép) và nhiều quyền hạn to lớn như trưng thu đất đai “của toàn dân” rồi bán lại quyền xử dụng đất. Các địa phương được phép ban hành tín dụng qua hệ thống ngân hàng địa phương để thúc đẩy đầu tư. Cho nên đất đai trở thành nguồn lợi chính còn tín dụng tức là đầu cầu tăng trưởng của từng khu vực, cả hai lại là chìa khóa mỏ vàng mà các lãnh chúa địa phương và những tập đoàn thế lực sau này năng nổ tìm đủ mọi sáng kiến khai thác.
Trong những năm đầu sau khi mở cửa kinh tế nông thôn phát triển nhanh hơn thành phố. Lý do các hợp tác xã nông nghiệp có thể nhanh chóng tăng gia sản xuất lúa gạo trong khi thành phố thiếu người có vốn và kiến thức đầu tư sau hơn 30 năm sống dưới chế độ cộng sản. Dân chúng và cán bộ đều hoang mang chưa biết khuông khổ Đổi Mới rộng hẹp thế nào để tránh vi phạm, thí dụ giá cả do nhà nước hay thị trường quyết định, sở hữu tư nhân nhiều ít đến mức nào…
Bù lại dân cư Thượng Hải và những vùng ven biển vừa mang dòng máu làm ăn lại được thêm một lợi thế mà nông thôn không thể có tức các quan hệ bà con họ hàng với Hồng Kông – Đài Loan – Mã Lai – Singapore [4]. Những vùng duyên hải tranh nhau mời mọc Hoa Kiều về nước đầu tư qua các đường dây quen biết chằng chịt thay vì tổ chức hệ thống trong khuông khổ của những Văn Phòng Phát Triễn và Đầu Tư theo kiểu Nam Hàn và Đài Loan - bởi vì lúc đó ở Trung Quốc không có tầng lớp cán bộ hay kế hoạch đầu tư nào hữu hiệu bằng kiểu “giật dây” những mối liên hệ tư nhân nói trên[5]. Nhờ vậy nảy sinh truyền thống cạnh tranh mà sau này giúp cho cán bộ và tư nhân năng động đầy sáng kiến cho dù phải sống trong mô hình chuyên chế độc đảng. Bù lại nạn tham nhũng, hối lộ, bè phái, bôi trơn bùn phát bởi vì đầu tư ngay từ lúc ban đầu đã không được quy hoạch bởi một tầng lớp chuyên viên kinh tế độc lập và khách quan.
Khoảng năm 1993 có 3 thay đổi quan trọng nhưng dính chặt với nhau: (1) quyền sở hữu tư nhân, (2) tư hữu hóa một số doanh nghiệp nhà nước và (2) thu hút đầu tư Tây Phương:
Công ty Âu-Mỹ-Nhật chỉ bỏ vốn khi quyền tư hữu được bảo đảm;
Doanh nghiệp nhà nước được tư hữu hóa bán cho các nhóm thế lực gồm cựu viên chức nhà nước “nhảy rào” làm ăn;
Những đặc khu kinh tế vùng ven biển được tư bản Âu-Mỹ-Nhật đào tạo để cho ra đời luật thương mại, quyền sở hữu tư nhân cùng các định chế đầu tư.
Dân cư vùng duyên hải trở nên giàu có, làm ăn với nước ngoài, xuất ngoại thường xuyên nên am hiểu quyền lợi và luật pháp nên không còn dễ bị bắt nạt như người sống dưới quê. Kết quả là cho đến ngày hôm nay Trung Quốc chia ra thành 2 khu vực cả về kinh tế lẫn luật pháp:
- giàu (ven biển) và nghèo (nội địa)
- luật pháp tương đối được tôn trọng (ven biển) hay luật rừng (nội địa)[6]
Khoảng cách giữa 2 vùng được ước đoán cách biệt 20-30 năm[7].
Một trường hợp điển hình là nạn quấy nhiễu (harassment) và tham nhũng vặt (petty corruption) giảm dần ở ven biển trong khi tiếp tục thịnh hành trong đất liền. Bắc Kinh quy định mức lương thấp tương đối đồng đều cho công nhân viên quan chức trên toàn quốc để tránh bị xem phân biệt đối xử. Lương ít không đủ sống ở Thẩm Quyến, Thượng Hải nên trước đây cán bộ nhà nước bắt buộc phải tham nhũng hối lộ rồi ăn chia. Đến khi kinh tế tăng trưởng, viên chức cấp nhỏ không còn dám đụng chạm đến các tập đoàn thế lực và doanh nghiệp cỡ lớn trong khi dân chúng cũng hiểu biết luật lệ để sừng sỏ gây lại. Vùng duyên hải được giữ lại phần tăng trưởng vượt chỉ tiêu nên cấp phát bổng lộc hay phần thưởng giá trị gia tăng (bonus) chia ra cho cán bộ nhân viên trong địa phương. Tăng trưởng càng cao thì phần thưởng càng nhiều khiến cán bộ nhà nước bỏ thói tham nhũng vặt và quấy nhiễu doanh nghiệp, thay vào đó hợp tác tạo cơ hội cho doanh nghiệp càng nhiều lợi nhuận thì bổng lộc càng lớn. Cho nên cán bộ địa phương thay vì “điều hướng doanh nghiệp” (theo mô hình xã hội chủ nghĩa) nay trở thành “phục vụ doanh nghiệp” (sau này sinh “cấu kết với doanh nghiệp” bằng cách cấp phát đất đai với giá rẻ, đàn áp công nhân đòi tăng quyền lợi và che dấu các vi phạm môi trường.) Bù lại ở các vùng nội địa vì tăng trưởng chậm, doanh thu thấp còn chưa thoát khỏi các tệ trạng quấy nhiễu và tham nhũng con.
Bốn vấn đề mới lại nảy sinh ra ở vùng duyên hải. Thứ nhất, tăng trưởng càng nhanh thì địa phương càng nhiều lợi tức để tưởng thưởng những cơ quan và cán bộ đạt thành tích cao. Loại cán bộ thư viện chẳng thể nào thu hoạch vẻ vang bằng cán bộ thuế vụ hay phát triễn đô thị, cho nên cùng trong cùng một ngạn ngạch mà công nhân viên chức giàu nghèo khác nhau một trời một vực!
Thứ hai là thành tích dựa trên kết quả tức thời thấy được như con số tăng trưởng. Bù lại những vấn đề về an sinh xã hội hay môi trường chỉ chi mà không thu nên bị bỏ quên cho đến khi tình trạng trở nên tệ hại đến mức trung ương phải can thiệp do dân chúng biểu tình phản đối. Trong những năm gần đây cán bộ nhà nước than phiền bị đánh giá theo quá nhiều hạn mục bao gồm tăng trưởng, môi trường, an sinh xã hội, không có tụ tập biểu tình trong khu vực v.v…cho dù những món nay bị xem là “hình thức” nhưng các phe cánh dựa vào những phụ mục nói trên để “quật” lẩn nhau khi cần thiết.
Thứ ba là trong khi đầu tư nước ngoài vào thập niên 1980 dựa vào quan hệ thân hữu nhưng đến năm 2000 thì các vùng duyên hải trở nên giàu đâm ra chọn lọc đầu tư cỡ lớn. Các tập đoàn chiến lược, nhiều doanh thu hay nhiều thế lực được ưu đãi nhằm loại bỏ các công ty con để chiếm đoạt thị trường và đất đai. Nhưng cũng chính từ quá trình gạn lọc này giúp ra đời một đội ngũ chuyên viên kinh tế chuyên nghiệp được tổ chức theo mô hình của các Văn Phòng Phát Triển và Đầu Tư theo kiểu Nam Hàn và Đài Loan quản lý đầu tư trở thành hệ thống và lâu dài.
Thứ tư là trong khi nạn tham nhũng vặt (petty theft) và bôi trơn (grease money) giảm ở vùng duyên hải thì ngược lại tham nhũng gộc (grand corruption) và cấu kết bè phái (access money) trở nên thịnh hành nhằm tranh đoạt các thị trường địa ốc hay những khoảng thầu trị giá hàng chục hay trăm tỷ đô-la. Từ năm 2000 chính là lúc mà các thái tử đỏ và những ông hoàng đỏ (red barons) như Bạc Hy Lai (Ủy Viên Trung Ương Đảng), Chu Vĩnh Khang (Bộ Trưởng Bộ Công An) Lưu Chí Quân (Bộ Trưởng Bộ Đường Sắt) trở nên nổi tiếng như cồn mà sau này bị Tập Cận Bình triệt hạ.
Tác giả Yuen Yuen Ang so sánh tình trạng tham nhũng cấu kết (access money) hiện thời tại Trung Quốc với Thời Đại Vàng Mã (Gilded Age) ở Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19. Đây là giai đoạn nền kinh tế mà Hoa Kỳ tăng trưởng vượt bực song song với hố sâu giàu nghèo và bất công xã hội, lại cũng là lúc nổi lên các ông Vua Dầu Hỏa (Rockfeller), Vua Ngân Hàng (J.P. Morgan), Vua Đường Sắt (Stanford) nhiều tiền bạc cấu kết với các thế lực chính trị để tranh đoạt đất đai và các khoảng thầu đầu tư cực kỳ lớn…Thời Đại Vàng Mã ở Mỹ được tiếp nối bởi Giai Đoạn Cấp Tiến (Progressive Era) nhờ vào tự do báo chí vạch trần các tệ nạn xã hội để thúc đẩy cải tổ về luật lao động và thương mại chống độc quyền. Ngược lại Thời Đại Vàng Mã hiện thời ở Trung Quốc đi vào con đường ngược lại là kiểm duyệt ngôn luận nhằm tập trung quyền hạn để Đảng Cộng Sản (tức là Tập Cận Bình) chỉ đạo giải quyết hố sâu giàu nghèo, triệt hạ những siêu đại công ty nhiều thế lực (như Alibaba và TenCent) và lành mạnh hóa thị trường đầu tư (Evergrande) – nhưng đây là đề tài của chương kế tiếp.
Trở lại với khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng duyên hải và trong đất liền, năm 2004 là lúc mà Bắc Kinh có một ngân sách dồi dào (so với 1980-2000 ngân sách trung ương còn ít) để thực hiện kế hoạch đầu tư quốc gia bằng cách chi tiêu xây cất xa lộ, đường xe hỏa và phi trường nối liền nội địa và ven biển. Năm 1980 vùng duyên hải mời mọc Hoa Kiều hải ngoại về nước làm ăn nhưng cho đến năm 2004 chính các tài phiệt ở ven biển lại dư tiền đầu tư khai thác đất đai và công nhân giá rẻ trong đất liền.
Học kinh nghiệm khi đất đai trở thành mỏ vàng ở vùng duyên hải từ 1980-2000 cho nên các tập đoàn thế lực, đại gia và dân cư ở ven biển tranh nhau đầu cơ địa ốc trong nội địa chuẩn bị chờ giá đất “bốc” lên. Nhiều công ty và kế hoạch “ma” được hình thành chỉ nhằm được nhà cầm quyền địa phương cung cấp đất đai giá rẻ trong đất liền. Cộng thêm khối kích cầu năm 2008 giúp các địa phương bơm tín dụng hổ trợ xây cất hạ tầng – hay đúng hơn là tín dụng bơm bong bón đất đai - khiến nợ tăng lên 300% GDP mà phần lớn dính líu vào các vụ làm ăn đất đai với điển hình là khủng hoảng của tập đoàn địa ốc Evergrande ngay vào lúc này.
Chương kế tiếp sẽ tìm hiểu về mô hình kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 – dưới thời đại Tập Cận Bình.
[1] Sì-căng-đanh Evergrande là một trường hợp điển hình mà nhiều nhà quan sát nhận xét làm nổi bật những yếu kém trong hệ thống tài chánh và địa ốc ở Trung Quốc
[2] Việt Nam áp dụng mô hình của Trung Quốc nên đang trở thành một con rồng kinh tế cho dù cứ mỗi vài năm lại bộc phát nhiều mâu thuẩn nội tại khiến giới quan sát lại cho rằng…sắp sụp rồi!
[3] Tăng trưởng GDP là chính yếu cho đến khi Tập Cận Bình bắt đầu thay đổi mô hình với những khẩu hiệu xã hội chủ nghĩa như Thịnh Vượng Chung (Common Prosperity) – nhưng đây là đề tài cho chương sau
[4] Kiểu
giống như miền Nam Việt
[5] Giống
y chang miền
[6] Điều này có thể so sánh với tình trạng giành đất - cướp đất hạn chế ở Sài Gòn – Hà Nội nhưng vẫn xãy ra thường xuyên ở thôn quê
[7] So sánh với Mỹ diện tích rộng lớn hơn Trung Quốc nhưng luật lệ áp dụng đồng đều ở mọi tiểu bang mới thấy đây là một thành tích vô cùng quan trọng
Hello worldwide, We are a Financail Firm established in Europe. We fund Start up / Established business. We offer Commercial Loans to different industries ranging from Housing, Construction and Production.
ReplyDeleteWe also render Mortgage services for home Buyers. Our Application is swift and reliable. Loans Applications are closed in a maximum of 14 working days at a minimum interest of 5% Annually.
We are also Partnering with Brokers so as to extend our reach, our broker fee is 5% of Approved funding. Kindly reply to the email. We are looking forward to working with you.
Noah Rowley
Marketing officer
official email, quickloan9888@gmail.com