Vào thập niên 1970 kinh tế và dân số Ấn Độ và Trung Quốc tương đương với nhau nhưng rồi 30 năm sau đó tăng trưởng bên Tàu vượt xa Ấn. Nếu so sánh Trung Quốc với nhiều nước đang mở mang khác như Ai Cập, Brazil, Indonesia…kết quả đều tương tự. Câu hỏi đặt ra nơi đây tại sao tham nhũng ở Trung Quốc không cản trở tăng trưởng, mà trái lại nền kinh tế bốc hỏa nhanh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại?
Ở Mỹ bây giờ muốn xây cất đường xe lửa hay phi trường phải mất nhiều tỷ USD, vẽ công trình, nghiên cứu tác động xã hội giàu nghèo và môi trường, kiện tụng chậm lụt mất nhiều năm mới bắt đầu. Bên Tàu từ năm 2000 đến nay đã thiết kế hàng chục ngàn cây số xa lộ và đường xe hỏa cao tốc, hàng trăm phi trường và thành phố mới đến mức dư thừa! Tham nhũng đục khoét khiến nền kinh tế trì trệ thế tại sao cộng sản Tàu hiệu quả hơn tư bản Mỹ trong đầu tư sản xuất?
Giáo sư Yuen Yuen Ang thuộc đại học Michigan đưa ra giải thích cho các nghịch lý này qua hai quyển sách “How China Escaped the Poverty Trap” (2022) và “China’s Gilded Age” (2021). Trong nhiều cuộc phỏng vấn sau đó giáo sư Ang đã so sánh những hình thức tham nhũng gồm hối lộ, biển thủ, bôi trơn v.v…với các liều thuốc độc. Có thứ thuốc độc uống vào đau đớn oằn oại, nhưng cũng có những liều thuốc kích thích như steroid khiến cơ thể tăng trưởng nhanh chóng. Bù lại loại thuốc độc nào cũng mang đến tác hại dù trước mắt hay lâu dài. Giáo sư Ang chia tham nhũng ra 4 thứ hạng với tác động khác nhau:
- Petty theft: gồm tham nhũng vặt sách nhiễu quần chúng và doanh nghiệp (cảnh sát giao thông, cán bộ khu vực)
- Grand theft: biển thủ tài sản công
- Grease money: nhận hối lộ, tiền bôi trơn
- Access money: tiền bạc mở cửa công quyền, hay tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước. Xin nhắc đến nơi đây câu chuyện của Lã Bất Vi: "Buôn gì lãi nhất? Buôn vua.”
Tham nhũng tăng từ 1 lên 4 theo vai vế của cán bộ nhà nước: tham nhũng vặt và sách nhiễu doanh nghiệp thuộc hàng tép riu; biển thủ tài sản công và tiền hối lộ bôi trơn dành cho cán bộ trung; tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước lên hàng hoàng tử đỏ, những lãnh chúa địa phương cùng giới thượng lưu (elites) uy quyền trong xã hội.
Tham nhũng vặt, sách nhiễu doanh nghiệp cùng biển thủ tài sản
công là các loại thuốc độc tác hại trước mắt. Đây là kiểu tham nhũng nguy hiểm
nhất vì làm soi mòn lòng tin của dân chúng vào nhà nước. Những nước như Ai Cập,
Tiền hối lộ bôi trơn giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh lẹ các “vấn đề” để rồi sau đó tiếp tục làm ăn suông sẻ. Cho nên nhiều doanh nghiệp đặt tiền hối lộ bôi trơn nằm trong chi phí kinh doanh (business expenses) theo kiểu nộp thuế mãi lộ cho cửa công quyền. Tiền hối lộ bôi trơn giống như thuốc an thần giảm đau (pain killer) dù không làm nền kinh tế trì trệ thêm nhưng cũng chẳng thúc đẩy tăng trưởng.
Cuối cùng “buôn vua” kiểu Lã Bất Vi lãi nhiều nhất. Tiền bạc mở cửa công quyền là loại thuốc kích thích khiến tăng trưởng nhảy vọt vì các tập đoàn thân hữu cấu kết với nhà cầm quyền để đấu thầu trúng những mối lớn ở tầm vóc quốc gia, mượn tiền ngân hàng với lãi xuất thấp và được cấp quyền xử dụng đất đai để xây cất. Một khía cạnh tích cực (!) là tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước loại trừ tham nhũng vặt ở hàng tép riu để doanh nghiệp không bị cản trở mà làm ăn buôn bán suông sẻ. Bù lại cấp lãnh đạo chia lời (profit sharing) xuống cấp dưới giúp thành phần tép riu không đói mà làm bậy, nhờ vậy cán bộ tỉnh thành hăng hái phục vụ cho doanh nghiệp phát triển càng mạnh trong địa phương để phần bổng lộc chia về càng nhiều. Cũng giống như liều thuốc steroid tuy kích thích cơ thể tăng trưởng nhanh chóng nhưng để lại hậu quả lâu dài thì tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước dẫn đến tình trạng các tập đoàn thân hữu tranh chấp quyền lực, cướp đoạt đất đai, đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu và hố sâu giàu nghèo cùng cực.
Vào những năm 1980 tham nhũng vặt và nạn sách nhiễu doanh nghiệp ở Trung Quốc nhảy vọt theo đà mở cửa kinh tế. Đến cuối thập niên 1990 Bắc Kinh cố tình kiểm soát tình trạng nhiễu nhương này để chuẩn bị gia nhập WTO bằng cách theo dõi chi thu của quan chức địa phương qua hệ thống điện toán. Nhiều nghiên cứu cho thấy nạn tham nhũng vặt, sách nhiễu doanh nghiệp và biển thủ của công xuống thấp trong khi hối lộ bôi trơn trở nên thịnh hành với các khoảng tiền lo lót tăng vọt kể từ đầu năm 2000[1].
Năm 1994 Trung Quốc cải tổ hệ thống thuế khoá nhằm cắt giảm thâm thủng ngân sách. Nhà cầm quyền yêu cầu địa phương tăng phần thuế gởi về trung ương để rồi sau đó Bắc Kinh phân phối trở lại cho các địa phương. Nhưng tiền chia về không đủ, trung ương lại cần cải tổ các công ty quốc doanh để xin vào WTO khiến hàng trăm triệu công nhân viên bị sa thải tạo thành gánh nặng ngân sách ở địa phương. Bù lại các địa phương được trao chìa khóa mỏ vàng là quyền trưng dụng và cho phép đấu thầu quyền xử dụng đất đai. Các lãnh chúa địa phương nhờ đó cấu kết với những tập đoàn thân hữu đầu tư địa ốc và xây cất hạ tầng mở màng cho tình trạng tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước.
Đặng Tiểu Bình khi cải tổ kinh tế chọn tăng trưởng GDP qua hình thức chia sẻ lợi nhuận (profit sharing) theo mô hình nhượng quyền thương mại (franchise) của đại tập đoàn tư bản bán thức ăn McDonald’s bên Mỹ. Thương hiệu độc quyền McDonald’s giống như nhãn hiệu Xã Hội Chủ Nghĩa với Màu Sắc Trung Hoa. Ban quản trị công ty McDonald’s so sánh với nhà cầm quyền trung ương ở Bắc Kinh. Các cửa tiệm con (franchisee) gồm những địa phương. Mỗi cửa tiệm (địa phương) có quyền hạn rộng rãi để tự do sáng tạo kinh doanh trong khu vực để thu nhập càng cao thì mức lời giữ lại càng nhiều sau khi đã nộp một phần doanh thu về trung ương. Mặt khác các địa phương đều phải nằm trong khuôn khổ do trung ương đề ra mà không được tổn hại đến uy tín và doanh hiệu Xã Hội Chủ Nghĩa với Màu Sắc Trung Hoa, cũng giống như các cửa tiệm con phải đồng nhất thi hành những tiêu chuẩn của công ty McDonald’s về chất lượng thức ăn, trang trí hàng quán và đào tạo tuyển dụng nhân viên để bảo đảm phẩm chất thương hiệu McDonald’s.
Đầu tư địa ốc và xây cất hạ tầng tăng đẩy giá cả đất đai tăng giúp thuế thu vào và ngân sách tăng. GDP khu vực tăng thì quyền hạn và chức vị của các lãnh chúa địa phương tăng theo. Tiền bạc mở cửa công quyền làm giàu cho các quan chức và tập đoàn thân hữu. Muốn lợi lộc lâu dài phải chia lợi nhuận xuống đàn em, nên hàng cán bộ tép riu nhận thức tham nhũng vặt không bằng nỗ lực giúp doanh nghiệp tăng trưởng thì phần chia bổng lộc càng nhiều. Để giữ công bằng xã hội chủ nghĩa tiền lương cán bộ dù ở Thượng Hải hay trong nội mông không chênh lệch bao nhiêu, bù lại GDP nhảy vọt thì cán bộ ở Thượng Hải được chia sẻ nhiều đặc ân (profit sharing) so với cán bộ các địa phương khác. Nền kinh tế Trung Quốc mang 2 bộ mặt: ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thẩm Quyến không còn nạn tham nhũng vặt và có luật pháp về đầu tư kinh doanh và quyền sở hữu tiến bộ; nơi các thành phố nhỏ và địa phương nghèo nạn sách nhiễu và tham nhũng vặt không khác gì ở những nước nghèo. Ngay trong thành phố lớn như Thẩm Quyến cũng chia thành 2 thứ hạng: cán bộ ngân hàng và các ngành xây dựng & kiến thiết đô thị được chia phần bổng lộc rất cao trong khi loại cán bộ thư viện thu nhập kém hơn rất nhiều. Bù lại nhờ giá địa ốc ở các thành phố hạng 1&2 tăng vọt nên ai có hộ khẩu thành phố mua nhà đất cũng giàu (giống như dân Sài-Gòn bây giờ nhà cửa 500 ngàn đến 1 triệu USD không còn là chuyện lạ.)
Đến năm 2008 Bắc Kinh tung ra gói kích thích trị giá 586 tỷ USD cọng thêm 1500 tỷ USD ngân hàng cho vay đầu tư xây cất hạ tầng và các đô thị hạng 3&4. Tiền bạc mở toang cánh cửa công quyền dẫn đến nhiều vụ án tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước và thanh trừng chính trị cực kỳ lớn như thái tử đảng Bạc Hy Lai (2012), bộ trưởng cục đường sắt Lưu Chí Trung (2013), ủy viên trung ương đảng và bộ trưởng bộ nội an Vũ Hồng Khanh (2013).
Bắc Kinh thấy nợ địa phương tăng quá nhanh nên siết chặt tín dụng ngân hàng nhà nước. Các địa phương chuyển sang hệ thống “ngân hàng ngầm” (shadow banking) dưới hình thức của những công ty đầu tư địa phương (Local Government Finance Vehicle hay LGFV) mượn tiết kiệm từ dân chúng với lãi xuất cao rồi cho các tập đoàn thân hữu vay đầu tư địa ốc nhằm nâng cao thuế thu nhập và ngân sách khu vực. Kết quả là nợ địa phương nhảy vọt từ 1.7 ngàn tỷ USD năm 2011 tăng lên đến 4 ngàn tỷ USD năm 2020. Đến nay bong bóng địa ốc nổ mà tiêu biểu là trường hợp đại công ty xây cất Evergrande phá sản khiến chủ tịch công ty Hứa Gia Ân bị tống giam về tội tham nhũng kinh tế ở cấp độ nhà nước năm 2023.
Giáo sư Yuen Yuen Ang so sánh tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc với thời kỳ Vàng Mã (Gilded Age) bên Mỹ vào cuối thế kỷ thứ 19. Hoa Kỳ thoát khỏi Nội Chiến vào thập niên 1870 gần giống như Trung Quốc thoát ra Cách Mạng Văn Hóa thời Mao vào thập niên 1980. Các tiến bộ kỹ thuật đẩy Hoa Kỳ tăng trưởng nhảy vọt tạo ra khoảng cách giàu nghèo sâu sắc cùng các ông Trùm (robber barons) như trùm ngân hàng J.P. Morgan, trùm dầu hỏa Rockefeller, trùm đường sắt Stanford…dùng tiền bạc mở toan cánh cửa công quyền. Nhưng Mỹ là xứ dân chủ nên báo chí phanh phui những tệ đoan trong chính quyền và xã hội (gọi là muckraker) dẫn đến thời đại cấp tiến (progressive era) với quần chúng tranh đấu đòi cải tổ luật pháp chống độc quyền, luật công đoàn, luật lao động và mạng lưới an sinh xã hội. Đây là loại cải tổ từ dưới quần chúng và công luận đi lên chính quyền và luật pháp (bottom-up).
Tàu là nước toàn trị nên cải tổ từ trên đi xuống (top-down) do cá nhân Tập Cận Bình độc đoán quyết định. Bắc Kinh còn ngăn cấm tự do báo chí và quyền biểu tình của dân chúng phản đối chính sách đảng. Điều hành nền kinh tế giống như đi xe đạp, càng siết chặt thì càng dễ té.
Chương 7 sẽ kết thúc loạt bài tìm hiểu kinh tế Trung Quốc với phần phân tích về triển vọng tăng trưởng.
[1] The
Robber Barons of
No comments:
Post a Comment