Trung Quốc 1.0 là công xưởng quốc tế dựa vào giá nhân công rẻ và giá trị gia tăng thấp để sản xuất các hàng hóa tiêu dùng trong dạng Bộ Ba Cũ: (1) quần áo, đồ chơi trẻ em…; (2) vật dụng trong nhà như bàn ghế, tivi, tủ lạnh…(3) đồ điện tử gồm điện thoại cầm tay, máy điện toán,…) Trung Quốc 1.0 kéo dài 25 năm bắt đầu từ lúc Đổi Mới thập niên 1990 cho đến giữa thập niên 2010.
Trung Quốc 2.0 hiện là một cường quốc công nghệ chiếm ưu thế áp đảo trong Bộ Ba Mới (đất hiếm, năng lượng sạch và tự động hóa sản xuất (manufacturing robotics and automation)). Trung Quốc có những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như BYD (xe điện), CATL (pin điện), DJI (drone), LONGi (điện mặt trời). Quốc tế kinh ngạc vì nhiều công ty như Tiktok (mạng xã hội), Deepseek (trí tuệ nhân tạo) và Huawei (điện thoại cầm tay và chip điện toán), Shein và Temu (dịch vụ mạng) chạy đuổi sát nút theo Google, Facebook, Apple, OpenAI, Nvidia, Amazon của Hoa Kỳ mà bỏ xa Âu Châu và Nhật Bản.
Khi Âu-Mỹ dựng hàng rào ngăn cản Deepseek, BYD, Huawei…thì các sản phẩm trí tuệ nhân tạo của Deepseek, xe hơi điện của BYD và hệ thống 5G của Huawei tiếp tục tràn ngập chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, Phi Châu và Nam Mỹ.
Bộ phận
drone từ Trung Quốc bán cho cả hai phía Nga và
Quốc tế
chấn động vì chiến đấu cơ J-10 trang bị hỏa tiễn tầm xa PL15 của Pakistan mua từ
Trung Quốc (giá từ 40-70 triệu USD)
bắn rơi máy bay Rafale
của Ấn Độ mua của Pháp (giá khoảng 180 triệu USD). Đây là cơ hội bằng vàng để
kỷ nghệ quốc phòng Trung Quốc quảng cáo vũ khí tối tân nhưng giá rẻ hơn rất
nhiều so với Tây Phương, và thu hút nhiều khách hàng truyền thống của Âu-Mỹ-Nga
như Ai
***
Khi Hồng Kông,
Nam Hàn, Đài
Trái lại Trung Quốc thuộc loại thượng vàng hạ cám: hàng tốt bán cho Âu-Mỹ, hàng chất lượng không kém nhưng rẻ bán sang Đông Nam Á, Phi Châu, Nam Mỹ. Lý do vì dân Tàu đông nên nền kinh tế Trung Quốc gồm hai bộ mặt: khoảng 300-500 triệu người ở các thành phố ven biển như Thẩm Quyến, Thượng Hải…nay có trình độ chuyên môn cao và năng lực cạnh tranh sánh bằng Âu-Mỹ; còn lại 700-800 triệu dân chúng trong nội địa với tay nghề kém và mức lương thấp khoảng 1-2 USD mỗi giờ. Cho nên Trung Quốc vừa đào tạo chuyên viên cao cấp chạy đua với Tây Phương dọc theo vùng duyên hải mà vẫn thừa lao động cho các sweatshop trong nước tiếp tục sản xuất hàng hóa giá cực rẻ tràn ngập thế giới.
Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt từ khi gia nhập WTO năm 2020 nhờ xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Tây Phương. Đến năm 2007-2012 Âu-Mỹ rơi vào khủng hoảng tài chính nên sức mua giảm, Bắc Kinh chuyển đổi đầu tư từ xuất khẩu sang xây dựng để kích thích tăng trưởng. Các địa phương dễ dàng vay mượn góp vốn sinh ra đầu tư cẩu thả (chung cư không người ở; thương xá vắng người mua; phi trường thiếu khách đến) dẫn đến khối nợ xấu khổng lồ 300% GDP.
Năm 2013 Tập Cận Bình siết chặt ngành địa ốc và đề ra chiến lược Made In China 2025 chuyển đổi đầu tư từ xây cất sang công nghiệp tiên tiến nhằm công nghệ hóa Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ. Nhưng Bắc Kinh vẫn phải giải quyết công ăn việc làm cho hơn 40 triệu công nhân xây dựng theo kiểu giải quyết một công năm chuyện: tiếp tục các sweatshop trong nước cung cấp hàng cực rẻ trên Shein, Temu,…; xuất khẩu lao động sang Việt Nam, Cam Bốt, Phi Châu, Nam Mỹ để sản xuất hàng hóa trốn thuế quan của Mỹ; xuất khẩu công nhân theo kế hoạch Vành Đai Con Đường nhằm chiếm cứ các cứ điểm thương mại và chiến lược như hải cảng, trục xa lộ và đường sắt cùng nhiều đặt khu công nghệ trên thế giới. Trước đây thực dân Âu Châu ít dân nên xâm chiếm các nước thuộc địa chỉ mang theo giới chủ; giờ đây chính sách thực dân mới của Trung Quốc dư người nên xuất cảng cả chủ lẫn thợ lại chiếm luôn đất đai rồi bán hàng giá rẻ đồng thời giải quyết luôn tình trạng trai thừa gái thiếu trong nước!
Do giá nhà
giảm nên dân Tàu không dám tiêu xài phải để dành tiền. Tiết kiệm 40% GDP (so
với Mỹ chỉ 6% GDP) giúp ngân hàng không thiếu vốn. Nợ xấu nhờ vay mượn trong
nước nên không bị tình trạng tư bản nước ngoài thoái vốn bỏ chạy. Trung Quốc
thặng dư tiết kiệm nên huy động ngân hàng ưu tiên đầu tư vào Bộ Ba Mới trong
sách lược Made In
Trung Quốc 2.0 sản xuất dư thừa. Trump 2.0 ngăn chận hàng Trung Quốc. Giờ đây tới phiên các nước đang phát triển phải lo chận hàng giá rẻ và doanh nghiệp Trung Quốc tràn lan vào nước mình. Cái khó là nước nào cũng cần đầu tư và mua bán với Trung Quốc nên bế quan thì sợ bị Bắc Kinh trừng phạt, mở cửa thì dân chúng tuy mua được hàng giá rẻ nhưng nổi loạn vì thất nghiệp. Bài toán nan giải này trước đây từng xảy ra ở Mỹ và Âu Châu nay lan tràn sang các nước đang phát triển.
Năm 2006 Trung Quốc chiếm 6% sản xuất toàn cầu; năm 2023 tiến lên 29% tức là hơn bốn nước Mỹ-Nhật-Đức-Nam Hàn cọng lại; năm 2030 dự trù con số kinh hoàng 45%. Lượng hàng hóa thặng dư này sẽ đi về đâu?
Nhiều chuyên viên kêu gọi Trung Quốc chuyển đổi mô hình kinh tế từ đầu tư sang tiêu thụ kiểu Âu-Mỹ để giải quyết thặng dư. Nhưng đây là giải pháp tư bản trọng cầu thúc đẩy tiêu thụ và sức mua của người dân. Ngược lại các nhà lãnh đạo Bắc Kinh được đào tạo theo cộng sản nên trong cung vì Mác-Lênin quan niệm sản xuất mới thể hiện sức mạnh của nhà nước và quốc gia. Bắc Kinh kỳ vọng Trung Quốc 2.0 sẽ áp đảo thế giới bằng sản xuất hàng loạt và công nghệ cao mà không cần chiến tranh với Mỹ.
Nhiều kinh tế gia Tây Phương hiện thời cho rằng GDP của Trung Quốc chỉ là con số giả. Nợ xấu 300% GDP, chiến tranh mậu dịch và tình trạng lão hóa sẽ đưa Trung Quốc rơi vào thập kỷ đánh mất (the lost decades) giống như Nhật Bản từ 1990.
Tuy nhiên không thể phủ nhận các thành tựu chóng mặt của Deepseek, BYD, Huawei, DJI, CATL, LONGi…Nợ xấu trong nước nên Bắc Kinh chỉ cần kiểm soát dân Tàu không nổi loạn thì tiếp tục dùng nguồn tiết kiệm khổng lồ đầu tư vào công nghệ tiên tiến cho bắt kịp rồi qua mặt Hoa Kỳ thì trở thành siêu cường hàng đầu thực hiện Giấc Mộng Trung Hoa trước năm 2049. Đối với Tập Cận Bình thì khủng hoảng địa ốc chỉ là bước cản trở mà không thể thay đổi hướng tiến.
Tàu-Mỹ đánh nhau ngang ngửa nên Trump-Tập thương thảo trên điện thoại nhường nhịn lẫn nhau: Trump cho phép NVIDIA bán chip AI đời mới cho Tàu còn Tập mở cửa xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Bên trong chuẩn bị nội lực Trump ép công ty Apple và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đầu tư 900 tỷ khai thác đất hiếm bên Mỹ; Tập thúc Deepseek, Huawei và Alibaba gấp rút học hỏi công nghệ và bắt kịp AI của Hoa Kỳ. Trump 2.0 vỏ quýt dày Trung Quốc 2.0 móng tay nhọn, hai bên hạ màn hiệp nhất chờ tiếp tục tăng hai.
No comments:
Post a Comment