Sunday, February 19, 2012

Brzezinski và ý kiến về chiến lược toàn cầu mới của Mỹ

Bài viết của cựu cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ Brzezinski là một trong các đóng góp hiếm hoi trên tạp chí Foreign Affairs số tháng 01/02 năm 2012 với tựa đề “Cân Bằng phương Đông, Cũng Cố phía Tây” (Balancing the East, Upgrading the West) theo ba mẫu mực: cô động, dễ hiểu và quan trọng hơn hết là có thể thực hiện được trong khoảng thời gian từ đây cho đến năm 2025.

Với tình hình thế giới phức tạp hiện thời rất khó có một tầm nhìn chiến lược, lâu dài và toàn bộ, nhất là trong lúc cả hai khối Hoa Kỳ và Âu châu bị khủng thoảng về cả kinh tế lẫn hệ thống chính trị. Trong khi đó các nước Trung Quốc – Ấn Độ - Nga – Brazil tuy nổi lên nhanh chóng nhưng xã hội mang nhiều mâu thuẩn như tham nhủng tràn lan, hố sâu giàu nghèo ngày càng sâu đậm. Các nền độc tài được cũng cố nhờ vào kinh tế phát triển, nên đe doạ cho quyền tự do cá nhân. Cộng thêm vào là các tranh chấp giữa Hồi Giáo bảo thủ với Tây Phướng cùng tham vọng dành lại phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Iran, … khiến nhiều nhà lãnh đạo không khỏi tự hỏi trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 21 sẽ đặt tại Âu Châu, Thái Bình Dương hay Trung Đông, và quan trọng không kém, liệu Mỹ có đủ năng lực để cáng đáng các đòi hỏi nặng nề từ nhiều phía hay không?

Bài viết của ông Brzezinski đưa ra cái nhìn là các nhu cầu này không tranh chấp lẫn nhau mà trái lại Hoa Kỳ đã có và sẽ thêm các đồng minh trên thế giới. Ba nền tảng của chiến lược toàn cầu là Âu Châu, Nhật–Nam Hàn và Ấn Độ, tức các khu vực có nền kinh tế phát triển với truyền thống dân chủ vững chắc. Dù Âu-Nhật hiện gặp nhiều khó khăn nhưng họ có khả năng - và Mỹ cần hợp tác chặc chẻ - để vượt qua những trở ngại hiện thời.

Bước quan trọng sắp đến là mang Nga vào cộng đồng Âu châu mở rộng. Nước Nga vẫn còn bị lãnh đạo bởi một thiểu số hoặc còn tầm nhìn lổi thời theo kiểu Chiến Tranh Lạnh, hay dùng thái độ kình chống Tây Phương nhằm phô trương rằng Nga vẫn còn là cường quốc. Nhưng các cuộc biểu tình ôn hoà chống nền độc tài Putin cho thấy dân Nga đã trưởng thành và chọn lựa mô hình dân chủ tự do. Việc xoá bỏ quá khứ tranh chấp giữa Nga và Âu Châu sẽ đến không chỉ do nơi chính sách của giới lãnh đạo, mà vì ý thức quần chúng nay chấp nhận các giá trị nhân bản phổ thông cùng với Tây Phương - giống như trước đây nước Đức đã hiệp thông với Anh-Pháp sau thế chiến thứ hai. Tiến trình hoà hợp này sẽ đi qua hai ngưỡng cửa quan trọng là Ba Lan và Ukraine.

Khi Nga và khu vực Tây Bắc Á thành một khối dân chủ thì Hoa Kỳ có nhiều nước bạn trải dài từ Âu Châu, xuống phía Nam là Ấn Độ và sang hướng Đông gồm Nam-Hàn, Nhật Bản rồi đến Úc Châu. Mối quan hệ này bền vững hơn các nhu cầu giai đoạn vì đặt trên nền tảng giá trị xã hội chung của thế kỷ 21 là dân chủ, tự do cá nhân và kinh tế thị trường. Liên minh chính trị hay quân sự không cần thiết vì sẽ tạo ra một vòng vây chiến lược bao quanh Trung Quốc và chắc hẳn sẽ gặp các biện pháp chống trả mãnh liệt. Trong hoàn cảnh đó vai trò của Mỹ vào thế kỷ 21 là hổ trợ đồng minh để không bị nước lớn uy hiếp, và tham gia để giải quyết các tranh chấp về mậu dịch và biên giới mà không dẫn đến chiến tranh.

Cánh cửa để giải quyết các vấn đề Trung Đông sẽ qua việc thu nhập Thổ Nhỉ Kỳ vào cộng đồng chung Âu Châu. Điều này được Hoa Kỳ ủng hộ nhưng bị nhiều nước Tây Phương phản đối trong quá khứ. Khi các nền độc tài tại Trung Đông bị lung lay thì vai trò hiện tại của Thổ Nhỉ Kỳ ngày càng quan trọng trong khối Hồi Giáo, và là mẫu mực dung hoà giữa hai tổ chức tôn giáo cùng dân chủ tự do. Do đó sự hội nhập thành công  của Thổ vào cộng đồng chung Âu Châu sẽ là mô hình hoà giải giữa Tây Phương và Trung Đông.

Tác giả đề cập đến Đài Loan như một điểm nóng có thể mang đến tranh chấp Mỹ-Hoa, và đề nghị áp dụng công thức “một quốc gia với hai thể chế chính trị” nhằm tránh xảy ra xung đột. Nhưng tác giả đã không nhắc đến các khu vực nhạy cảm khác giữa Do Thái và Trung Đông cùng Iran, tại Bắc Hàn và những tranh chấp biển Đông. Nhưng tựu trung  đây là một bài viết trọn vẹn không chứa quá nhiều khía cạnh để làm loản đi ý chính.

    

No comments:

Post a Comment