Sunday, April 22, 2012

Khủng hoảng kinh tế Âu Châu vẫn chưa dứt


Câu chuyện nợ nần tại các nước Âu Châu tưởng như một bộ phim đã kéo dài nhiều tập mà vẫn chưa đến hối kết cục.. Vừa hai tháng trước có chút hy vọng đã tìm ra giải pháp, đến nay lại đứng đầu sổ đen có thể ngã đổ và kéo theo nền kinh tế toàn cầu suy sụp.

Một quốc gia muốn thoát khỏi trì trệ thì nhà nước phải  cắt giảm chi tiêu công đồng thời giúp đỡ khu vực tư gia tăng sản xuất bằng cách ngân hàng  bơm tín dụng vào kinh tế. Nhưng việc này khiến tiền mất giá sanh ra lạm phát. Cái khó của chính quyền là chọn lựa chữa căn bệnh nào trước, hoặc thúc đẩy tăng trưởng hay ngăn chận lạm phát.

Chính sách của ECB tức Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu (European Central Bank) từ ngày thành lập năm 1998 nhằm kiểm soát tiền tệ để ngăn chận lạm phát, tức phù hợp với chủ trương của Đức vốn là nền kinh tế lớn nhất của khối Euro. Khi các nước Nam Âu lâm vào khủng hoảng thì chủ nợ gồm nhiều ngân hàng cho vay nợ công hốt hoảng kiểm soát gắt gao tín dụng khiến khu vực tư cũng bị ảnh hưởng. Một bên nhà nước cắt giảm công chức và các chi tiêu xã hội nên dân chúng phải bớt tiêu xài, măt khác các doanh nghiệp vừa và nhỏ không vay mượn được vốn để cầm cự nên khu vực tư cũng suy sụp – do đó khủng hoảng cứ kéo dài và ngày càng trầm trọng.

Khoảng hai tháng trước đây ECB thay đổi chính sách vừa bảo đảm nợ công cho các nước Nam Âu sẽ không bị quịt, đồng thời cho ngân hàng vay 600 triệu USD để tăng tín dụng cho tư nhân. Nhiều nhà đầu tư thấy bớt rủi ro nên mua công phiếu ngắn hạn của Hy Lạp với lãi xuất tương đối thấp. Nhưng rồi một phản tác dụng bất ngờ  xãy ra là các chủ ngân hàng rất khôn ngoan tiếp tục mua thêm nợ công (vì được ECB bảo đảm) nhiều hơn là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay mượn. Đến giờ thì mọi người lại bắt đầu lo sợ vì nhận thấy rằng các nền kinh tế Nam Âu ng ày thêm trì trệ,do tình trạng thất nghiệp vừa công lẫn tư lên đến 20% - tức là ngang bằng với cuộc Đại Khủng Hoảng 1929 – trong đó gần phần nửa thanh niên ở lớp tuổi 18-25 không tìm ra công ăn việc làm. Không tăng trưởng thì không thể nào trả nợ, nên kết quả là lãi suất lại tăng trong đợt bán công phiếu vừa rồi của Tây Ban Nha vì các nhà đầu tư thêm một lần nửa bị mất tin tưởng.

Các nước lớn trong khối Euro tháng  rồi vội vã tăng Quỹ Bình Ổn Âu Châu từ 500 tỷ lên đến 1000 tỷ USD. Thấy được quyết tâm chận đứng khủng hoảng nên các quốc gia bên ngoài như Nhật, Anh, Saudi Arabia vàv Nam Hàn cũng đóng góp thêm 430 tỷ USD cho quỹ cứu trợ khẩn cấp của IMF. vì nếu Âu Châu ngã nhào thì thế giới khó tránh khỏi một cuộc Đại Khủng Hoảng  và nước nào cũng bị liên lụy. Các bước nói trên nhằm mua thời gian cho khu vực Nam Âu giải quyết những vấn đề nội bộ, và trong trường hợp xấu nhất sẽ cứu vớt không để ngân hàng phá sản và khủng hoảng lây lan ra toàn thế giới. Hoa Kỳ dù không bỏ vốn nhưng thúc đẩy hệ thống ngân hàng Mỹ hợp tác với Âu Châu nên cũng đã góp phần tích cực.

 Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil  là những quốc gia đang phát triển nhưng lại nhiều tiền mặt đều hứa hẹn sẽ đóng góp cho IMF nhưng chưa cho biết là bao nhiêu. Họ muốn dùng cơ hội này để đòi hỏi vai trò quan trọng hơn trong IMF và World Bank.  Điều này cũng phù hợp với trọng lượng kinh tế ngày càng tăng của khối BRIC. Điểm đáng nói ở đây là Tây Phương gồm toàn các quốc gia công nghịệp nay phải đi cầu cạnh để được giúp đỡ. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc đổi đời hiện đang làm thay đổi bộ mặt kinh tế chính trị xã hội toàn cầu! 

2 comments:

  1. Với chính sách minh bạch và sáng tạo cao. Cuối cùng họ cũng sẽ vượt qua
    ......................
    Đặng Văn Hà
    Tư vấn kế toán tài chính chuyên nghiệp
    Click để xem chi tiết: Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín tại TpHCM hoặc Dich vu ke toan tron goi uy tin tai TpHCM

    ReplyDelete
  2. Châu Âu sẽ sớm vươn lên thôi!

    ................................
    Thùy Dung - Kế Toán Minh Khai
    Chuyên viên tư vấn dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Xem chi tiết: Dịch vụ kế toán trọn gói uy tín tại TpHCM hoặc Dich vu ke toan tron goi uy tin tai TpHCM

    ReplyDelete