Vào
ngày chủ nhật 6 tháng 5 khi dân Pháp bầu cử Tân Tổng Thống cánh tả Hollande thì
đến ngày thứ hai cả thế giới hồi họp chờ phán quyết của thị trường tài chánh từ
Âu sang Á.
Số
là chủ trương của ông Hollande nhằm giải quyết tình trạng yếu kém của nền kinh
tế khác hẳn với chính sách của vị Tổng Thống đương nhiệm Zarkozy. Dân Pháp thích
lời hứa hẹn của Hollande nên mới bỏ phiếu cho ông đắc cử, nhưng còn giới tài
phiệt quốc tế liệu có tin vào chương trình của ông này hay không lại là chuyện
khác.
Rất
may là sang ngày thứ hai thị trường chứng khoáng dù trồi sụt nhưng không thay đổi
bao nhiêu. Giải thích hiện tượng này là giới tài chánh đã đánh cá rằng ông
Hollande dù hứa hẹn nhiều khi còn là ứng cử viên, nhưng đến lúc đắc cử không thể
nào dám quyết đoán đơn phương để đưa nước Pháp, Âu Châu và toàn thế giới vào một
cơn khủng hoảng lớn nhất kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Nhưng bù lại họ sẽ theo dõi
sát nút, và trong những ngày tới đây nếu ông Hollande có những lời phát biểu
hay hành động mà họ đánh giá bất lợi cho kế hoạch phục hồi thì dân chúng và nền
kinh tế Pháp sẽ trả giá rất đắt trên thị trường tài chánh.
Nói
cách khác sang thế kỷ 21 nhiều quốc gia chiụ áp lực của hai loại cử tri: lá phiếu
của dân chúng trong nước, và phán quyết của giới đầu tư quốc tế. Cả hai cuộc bầu
cử này đều có thể làm điêu đứng hay đổ nhào một chính quyền!
Hơn
thế nửa, một chính trị gia có thể hứa bóng gió với cử tri để đắc cử rồi sau đó
không giữ lời hứa mà dân chúng không làm được gì cho đến khi hết nhiệm kỳ. Trái
lại giới tài phiệt vì sợ thua lổ nên lúc nào cũng theo dõi chằng chặt nhất là
trong hoàn cảnh kinh tế bấp bênh.
Các
nhà đầu tư quốc tế bỏ phiếu bất tín nhiệm qua thị trường chứng khoán trong nước
– trong trường hợp các nền kinh tế lớn như Pháp Mỹ ảnh hưởng đến cổ phiếu toàn
cầu; hoặc tăng lãi xuất cho vay; hay áp lực phá giá đồng bạc trên thị trường tự
do; hoặc do chính 3 công ty lượng giá tín dụng Standard and Poor’s, Moody’s và
Fitch nâng cao tín chỉ rủi ro. Lối bầu cử này công khai và dân chủ (!), lại
mang đến ảnh hưởng tức thời nhưng không kém phần hữu hiệu so với những biện pháp
dài hạn của thế kỷ 18, 19 và 20 như cắt giảm đầu tư trực tiếp, xách động biểu tình
phản đối hay tổ chức đảo chánh lật đổ chính quyền!
Nhưng
không phải lúc nào các nhà đầu tư cũng bỏ phiếu ngược so với dân chúng. Tiêu biểu
là trước cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ năm 2007 thì cả giới tài chánh lẫn dân
chúng đều mất cảnh giác và đồng tình hưởng lợi cho dù bong bóng đã căng cứng.
Giới
tài phiệt không phải lúc nào cũng đúng. Điển hình như cả ba công ty lượng giá
quốc tế đều cho điểm an toàn cao nhất (AAA+) nơi các đầu tư cực độc (toxic
investments) mà chỉ 6 tháng sau làm điên đảo nền kinh tế Hoa Kỳ.
Nhưng
dù đúng hay sai, thế lực tài chánh quốc tế là một thực thể chính trị không thể
bị bỏ qua trong thế kỷ 21.
No comments:
Post a Comment