Sunday, April 1, 2012

Rút tỉa về cuộc vận động chính trị của người Việt lên Toà Nhà Trắng

Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vào tháng 03-2012 đánh dấu một bước tiến lịch sử của cộng đồng người Mỹ gốc Việt: thu thập 150 ngàn chử ký trong một thời gian ngắn kỷ lục; gởi phái đoàn đại diện từ các tiểu bang đến gặp giới chức toà Nhà Trắng. Dù kết quả thành công ít nhiều tuỳ theo đánh giá của mỗi cá nhân nhưng chúng ta vẫn có thể rút tỉa kinh nghiệm để làm tốt hơn trong tương lai.

Nền tảng của cuộc vận động nhằm biểu dương một tập thể có đông đảo cử tri và muốn dùng đó để ảnh hưởng lên chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Chiến dịch này khiến cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng người Mỹ gốc Việt, nhưng kế tiếp cần thiết phải thành hình các PAC (Political Action Committee - tạm dịch là Uỷ Ban Hành Động Chính Trị) thì những cuộc vận động mới có thể tiến xa hơn nữa.

Lý do vì sau cuộc gặp gở với đại diện cộng đồng như lần vừa rồi các chính trị gia Mỹ vẫnkhông nắm vững nếu họ thực hiện điều A thì sẽ được thêm bao nhiêu lá phiếu tại địa phương nào? 150 ngàn chử ký hay hơn 1 triệu cử tri gốc Việt là những con số trừu tượng - liệu trong các kỳ bầu cử tới số người này có sẽ dồn phiếu hay vẫn chia đều 50/50 như trước đây? Các uỷ ban tranh cử của hai đảng cần có thêm dữ kiện rõ ràng để biến thành kế hoạch hành động (action plan).

Trước hết nói đến cuộc bầu cử tổng thống: giả sử người Mỹ gốc Việt tập trung tại California mà đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ đã chắc thắng thua 100% nơi tiểu bang này thì có thêm 500 ngàn lá phiếu họ cũng không quan tâm nhiều! Trái lại tại tiểu bang như Florida mà kết quả bầu cử chỉ hơn thua vài ngàn phiếu thì với một tập thể chỉ 5000 người vẫn có tiếng nói rất lớn – đây là lý do người Mỹ gốc Cuba có ảnh hưởng mạnh trong chính giới Hoa Kỳ vì số dân sống tại Florida.

Bước sang các cuộc bầu cử tại địa phương và nhất là đối với những dân biểu thuộc Hạ Viện, nơi đa số các cuộc tranh cử tỷ lệ thắng thua rất sát chỉ trong vòng 2-5% hay vỏn vẹn vài ngàn phiếu. Người viết tìm hiểu về các PAC của người Mỹ gốc Do Thái nên thấy họ chuẩn bị rất kỷ lưởng.

Trước hết các PAC nghiên cứu và nắm vững những con số thống kê tiên liệu chênh lệch. Kế tiếp họ cho các ứng cử viên biết rằng nếu nguyện vọng A được mang vào chương trình tranh cử thì sẽ được thêm X lá phiếu tại điạ phương Z, còn ngược lại thì số phiếu này sẽ dồn cho đối thủ. Cuối cùng họ tổ chức gây quỹ để chứng minh lời nói và thực lực qua số người tham dự và tiền gây quỹ. Một số ít tiền thu được trực tiếp gởi đến các ứng cử viên nhưng phần lớn do các PAC giữ lại để trang trải cho quảng cáo trên những cơ quan truyền thông theo tư cách “độc lập”. Điều này có hai lý do, một là tiền trao rồi thì mất kiểm soát - thí dụ một ứng cử viên không thực hiện lời hứa thì tiền không cách gì đòi lại; thứ nhì là tiền quảng cáo của các tổ chức quần chúng không bị giới hạn bởi luật pháp như các quỹ tranh cử.

Tập thể gốc Do Thái trên xứ Mỹ khoảng 1-2 triệu người giống như cộng đồng gốc Việt. Vì là thiểu số trong một nước với 311 triệu dân nên nếu trải rộng khắp nơi họ sẽ không tạo tác dụng. Trái lại các PAC nghiên cứu tìm những địa phương chiến lược để đổ dồn tiền ủng hộ. Hấp dẫn nhất khi có một chiếc ghề quan trọng trong Hạ Viện bị lung lay, trong trường hợp điạ phương này có ít người Do Thái họ vẫn dồn tiền từ những nơi còn lại nếu chọn đúng ứng cử viên thì tác dụng trong tương lai rất lớn.

Người Do Thái ưa lý luận độc lập nên tập thể của họ cũng bị chia rẻ. Nhưng chỉ cần vài PAC làm việc hữu hiệu, dù không đại diện cho đa số nhưng vẫn tạo được uy thế chung cho cộng đồng.


No comments:

Post a Comment