Khi
Hoa Kỳ quyết định chuyển trục về Thái Bình Dương nhiều nhà quan sát đánh giá rằng
điều này nằm trong chiến lược nối liền một vòng đai ngăn chận Trung Quốc ở Á Châu.
Nhưng các biến chuyển gần đây cho thấy kế hoạch nói trên giả sử có đi chăng nửa
cũng rất khó thực hiện nên không khỏi khiến Bắc Kinh hài lòng thỏa mãn.
Mối
bang giao đang tốt đẹp giữa Nam Hàn và Nhật Bản bất ngờ suy sụp nhanh chóng. Vào
tháng 6/2012 do áp lực dư luận chính phủ Hán Thành đã đình chỉ vào giờ chót không
ký kết vào một hiệp ước quân sự đầu tiên giữa hai nước kể từ sau Thế Chiến Thứ
Hai. Tiếp đó Tổng Thống Lee Myung Bak đến thăm hòn đảo tranh chấp
Dokdo/Takeshima khiến Tokyo phản đối kịch liệt
và hủy bỏ cuộc hội nghị giữa hai Bộ Trưởng Tài Chánh dự trù vào cuối tháng
08. Nam Hàn trả đủa bằng cách lên án hai
Bộ Trưởng Nhật đến thăm đền Yasukuni vốn là nơi thờ phụng các tử sỉ nhưng cũng
là chổ chôn cất 14 tội nhân chíến tranh của Thế Chiến Thứ Hai. Các biện pháp ăn
miếng trả miếng khiến hai nước mất sự tin tưởng lâu dài lẫn nhau; hậu quả sẽ làm
cho chương trình hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh cốt cán ở
vùng Đông Bắc Á trở nên phức tạp hơn.
Nhích
xuống phương Nam, vụ tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang lan rộng giữa
Nhật Bản và Trung Quốc - Hồng Kông - Đài Loan. Hoa Lục không tránh khỏi giật dây
trong vụ này nhằm đánh lạc hướng tâm lý phản đối của dân chúng Hồng Kông đối với viên toàn quyền mới thân Bắc Kinh, cùng
các biện pháp kiểm soát giáo dục và báo chí vốn sắp được thi hành nay mai. Đây còn là cơ hội để Trung Quốc khích động
tinh thần dân tộc bằng cách nhắc nhở rằng Hồng Kông & Đài Loan cùng chia xẻ
trách nhiệm và quyền lợi của nòi giống Hán tộc.
Tiến
xuống Đông Nam Á, nội bộ khối ASEAN không
có dấu hiệu hàn gắng được những rạn nứt giữa Việt – Phi – Cam Bốt kể từ khi cuộc
hội nghị cấp bộ trưởng không đưa ra được một thông cáo và lập trường chung về
những tranh chấp biển đảo. Các hành động thăm dò tiếp theo của Trung Quốc như mở
thầu khai thác dầu hoả trên thềm lục địa của Việt Nam và cho một đội tàu cá hùng
hậu ồ ạt xuống biển Đông làm nổi bất mối bất đồng trong phương thức ứng xử giữa
nhà cầm quyền và dân chúng Việt Nam. Bên cạnh đó, những tranh chấp còn tồn tại
về lãnh thổ giữa Thái-Miên và Việt-Miên, cùng việc Lào xây đập Xayaburi sẽ tiếp tục bị Bắc
Kinh khai thác để gây thêm chia rẻ trong khu vực.
Bước
sang Miến Điện, uy tín của nhà đối lập Ong San Suu Kyi đang bị sứt mẽ khi các tổ
chức nhân quyền Tây Phương tố cáo bà đã chậm trể không lên tiếng trong vụ bạo động
giữa người Phật Giáo và thiểu số đạo Hồi tại bang Rakhine từ hồi tháng Sáu cho
đến nay. Tổng Thống Thein Sein cảnh báo tình trạng này có thể đẩy lùi các bước
tiến dân chủ vì một khi vai trò của quân đội được cũng cố để đối phó với hổn loạn
và đáp ứng tâm lý bài dân tộc Rohyingya trong quần chúng thì đồng thời sẽ tạo điều
kiện cho giới quân nhân cũng cố và lạm dụng quyền hạn và vi phạm nhân quyền. Dù
vậy nhà cầm quyền Miến Điện vẫn tiếp tục những bước tích cực như hũy bỏ lệnh kiểm
duyệt các báo chí tư nhân.
Tại
Ấn Độ một vụ cúp điện lớn nhất thế giới ảnh hưởng đến sinh hoạt của 620 triệu
người trong nhiều ngày vào cuối tháng 7:
đèn đuốc không có, giao thông bị gián đoạn. Đến giữa tháng 8 một cuộc bạo động xảy
ra giữa thiểu số ngưòi Bodo và Hồi Giáo khiến 200 ngàn người phải bỏ nhà chạy vào
các trại tỵ nạn, nhưng đáng ngại hơn cả là những lời đe doạ phổ biến trên điện
thoại cầm tay khiến dân chúng ở nhiều trung tâm kinh tế và kỷ thuật như
Bangalore hốt hoảng di tản hàng loạt. Hai sự kiện cho thấy Ấn Độ vẫn còn là một
nước lạc hậu và cần nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề nội bộ chứ đừng nói
gì đến việc trở thành một cường quốc Á Châu.
***
Tình
hình nội bộ hay những tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Đông và Nam Á đã làm
lu mờ nhu cầu đoàn kết chống bành trường Trung Quốc. Các mâu thuẩn nói trên cho
dù bị Bắc Kinh giật dây hay do các phe phái chính trị trong nước khích động nhưng
đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân tiềm tàng trong lịch sử nên không thể giải
quyết trong một sớm một chiều. Mỹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi tìm
hay thực hiện một chính sách lâu dài tại Á Châu, trong khi Hoa Lục không khỏi lợi
dụng tình hình cho ý đồ chia để trị.
Tuy
nhiên ngay trong hoàn cảnh vai trò của Hoa Kỳ tại Đông Á có bị suy giảm thì
Trung Quốc cũng không thể chiếm lĩnh ưu thế áp đão trong khu vực. Tình hình tại
Á Châu phức tạp giống như Âu Châu trước thế chiến thứ nhất vì các nước trong
khu vực đều trổi dậy cùng một lúc nên muốn đòi hỏi quyền lợi và giải quyết những
tranh chấp lâu đời. Chỉ một bước tính toán sai lầm của Bắc Kinh trên khu vực nhỏ
như đảo đá ngầm Scaborough hay quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng có thể trở thành ngòi
thuốc súng làm bùng lên tinh thần dân tộc khiến bàn cờ trên toàn khu vực nghiêng
ngữa theo nhiều chiều hướng không ngờ trước được.
No comments:
Post a Comment