Để
trả lời câu hỏi trên phải nhìn lại năm 1972 lúc Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon
lần đầu tiên trong lịch sử chính thức viếng thăm Hoa Lục. Chuyến công du này chỉ
có thể xảy ra một khi Chủ Tịch đảng Cộng Sản Trung Quốc Mao Trao Đông đã dứt
khoát và công khai vứt bỏ quan hệ với đảng Cộng Sản Xô-Viết. Lập trường này rất
rỏ rệt là Bắc Kinh không đi nước đôi, và Mỹ-Hoa dù không là đồng minh nhưng vẫn
thành đối tác chiến lược vì cùng chung một đối thủ.
Bài
học thứ nhì khi Đặng Tiểu Bình sang viếng Hoa Kỳ năm 1979 hai tuần trước khi
xua quân vào biên giới Bắc Việt, mục tiêu nhằm đánh hỏa mù khiến Mạc Tư Khoa đắn
đo không biết nếu Nga tấn công trả đủa thì liệu Mỹ có sẽ nhảy vào can thiệp hay
không? Kết quả là Liên Xô không dám phản ứng nên họ Đặng mới chế nhạo rằng sờ đuôi
cọp mới biết cọp giấy(!)
***
Bài
viết này không nhằm phân tích hậu quả của các quyết định trên vốn đã khiến biết
bao dân chúng hai miền Nam-Bắc trả giá bằng xương máu, nhưng chỉ để rút ra bài
học là Hoa Kỳ không thể xem Việt Nam làm đối tác chiến lược nếu Việt Nam chưa dứt
khoát lập trường của mình.
Điều
này không có nghĩa là hai quốc gia sẽ trở thành đồng minh vì giống như Mỹ-Trung
trước đây giữa hai xã hội và thể chế chính trị còn quá nhiều dị biệt; dù vậy lãnh
đạo hai nước vẫn có thể tin tưởng lẫn nhau vì cùng chung chia xẻ quan điểm chiến
lược.
Việt
Nam không thể một mặt vận động quốc tế hổ trợ chống bành trướng phương Bắc
trong lúc tiếp tục tâng bốc 16 chử vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Việt Nam không thể tìm ra đối tác chiến
lược để giải toả áp lực quân sự trên biển Đông nhưng đồng thời vẫn tỏ lòng mang
ơn Giải Phóng Quân Trung Quốc. Việt Nam không thể tập trung sức mạnh của nhân
dân khi cấm cản biểu tình thể hiện lòng yêu nước. Dân chúng trong nước còn
hoang mang bức xức với lập trường của giới cầm quyền thì làm sao nước ngoài có
thể tin tưởng được?
Nước
Nga vốn là cái nôi của ý thức hệ cộng sản và đã đỡ đầu cho Hoa Lục trong cuộc cách
mạng 1949 cùng chiến tranh Triều Tiên 1950. Dù vậy Mao Trạch Đông - Đặng Tiểu Bình
đã không sợ vứt bỏ mối quan hệ bất bình đẳng giữa hai đảng Cộng Sản rồi đưa
Trung Quốc vào thế bị bỏ rơi vì họ thấy trước khi tranh chấp xảy ra thì chính Liên
Xô mới bị quốc tế cô lập. Quyết định can đảm này đã cứu vãn đảng Cộng Sản Trung
Quốc còn tồn tại cho đến ngày nay nhờ vào giới lãnh đạo Bắc Kinh có đủ tư tin và
viễn kiến để trước hết bảo tồn, sau đó canh tân đất nước thì mới duy trì quyền
lực mà không lệ thuộc ngoại bang.
(Một
lần nửa, bài viết này không phải để ca tụng chính sách và giới lãnh đạo của
Trung Quốc nhưng chỉ nhằm so sánh tình huống xưa và nay).
***
Trong
hoàn cảnh bị đe doạ từ phương Bắc thì Việt Nam tuy đã mở rộng bang giao với quốc
tế nhưng phải tìm ra đối tác chiến lược, nếu không giống như một người dù nhiều
bạn nhưng không thân đến khi hoạn nạn chẳng ai ra mặt giúp đở.
Muốn
tạo sự tin tưởng Việt-Mỹ thì Việt Nam phải chứng tỏ độc lập với Bắc Kinh, mà rỏ
rệt nhất là cho tàu chiến Hoa Kỳ luân chuyển vào Cam Ranh đồng thời thả tù nhân
lương tâm để dân chúng tự do thể hiện lòng yêu nước. Khi đó Mỹ có lý do để nâng
tầm quan hệ chiến lược như bán vũ khí sát thương và hợp tác chặc chẻ hơn về
quân sự.
Trung
Quốc dùng hạm đội tàu đánh cá và hải giám khiêu khích giăng bẩy cho Việt-Phi bắn
phát đạn đầu tiên để có cớ trả đủa bằng quân sự; còn không phản ứng tức là chấp
nhận hiện trạng (status-quo). Bắc Kinh đang chờ cơ hội để lập lại bài học của
Georgia khi bị Nga tấn công năm 2008 mà các nước Tây Phương không có phản ứng nào
cụ thể. Chiến thuật của Phi là cho tàu chiến Hoa Kỳ ra vào hải phận trong phạm
vi hiệp ước an ninh chung năm 1951. Hiện Phi còn quá yếu, nhưng lúc vừa đủ mạnh
tuy không nổ súng nhưng có thể cho vây đuổi tàu đánh cá nước ngoài vi phạm lãnh
hải. Khi đó Bắc Kinh có muốn leo thang cũng phải đắn đo không biết Mỹ có sẽ nhảy
vào can thiệp hay không - tức là Phi dùng kế sách của Đặng Tiểu Bình năm 1979 dùng
Mỹ để hù doạ Nga trong khi xâm lấn Việt Nam.
Phải
có gan sờ đuôi cọp mới biết cọp giấy - Việt Nam tuy mạnh hơn Phi về quân sự nhưng
đã chuẩn bị đầy đủ về ngoại giao và có được đối tác chiến lược hay chưa?
No comments:
Post a Comment