Monday, December 10, 2012

Hoa Kỳ không trung lập trong tranh chấp ở Thái Bình Dương


Tờ Wall Street Journal số ngày 29/11/2012 đăng tin nhà ngoại giao kỳ cựu Richard Armitage đã minh định với giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ không trung lập trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư để tránh mọi hiểu lầm cho dù lập trường này chưa được bài tỏ công khai [1]. Theo ông nước Mỹ không thể đứng ngoài khi đồng minh bị hăm doạ hay xâm lấn.

Chuyến đi Trung Quốc của viên cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao là do lời yêu cầu của chính phủ Mỹ khi tình trạng căng thẳng Nhật-Trung lên cao độ trong vài tháng trước. Ông Armitage nhận xét rằng việc này đã góp phần tạm làm lắng diụ mối quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây.

Ngày 01/12/2012 Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết thừa nhận quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản. Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng phản đối cho rằng việc này đi ngược lại điều mà Hoa Kỳ vẫn thường nói là không can dự vào những cuộc tranh chấp chủ quyền của những nước khác[2] .Nhưng tiếp theo Bắc Kinh không có những biện pháp trả đủa cho thấy đây chỉ là một thông lệ phản ứng ngoại giao.

Lời phát biểu của ông Armitage đáng quan tâm vì Hoa Kỳ có hiệp ước phòng thủ với cả Nhật Bản và Phi Luật Tân, như vậy dẫn đến ý nghĩa bao hàm rằng Mỹ cũng sẽ không trung lập tại khu vực biển Đông khi các nước đồng minh bị đe doạ.

Như vậy trong số những quốc gia liên quan đến tranh chấp, Việt Nam ở vào thế khó khăn vì nhiều lý do:

-          Không có một cường quốc quốc tế minh thị hậu thuẩn
-          Chiụ áp lực nặng nề và trực tiếp về chính trị, kinh tế và quân sự do vị trí địa lý và những ràng buộc trên phưong diện đối ngoại song phương vớI Bắc Kinh
-          Nhà cầm quyền và dân chúng không thống nhất trong lập trường đối xử vớI Trung Quốc
-          Việt Nam dù có hậu thuẩn quốc tế nhưng sát biên giới bị bao vây dần dần từ Hoa Lục, Lào, Cam Bốt sang đến hải phận

Cho đến khi Việt Nam thống nhất ý chí và tạo được quan hệ bền vững với nước bạn thì những sự trợ giúp bên ngoài có thể được hiểu chỉ nhằm tạo rào cản trong chiến lược toàn cầu ngăn chận và làm tiêu hao thế lực của Trung Quốc. Nhưng bây giờ muốn thắt chặt bang giao với các cường quốc khác cũng sẽ bị cản trở từ nhiều phía khác nhau.  Hai miền Nam Bắc đã là tiền đồn của Mỹ-Nga khiến bao nhiêu xương máu đổ ra dưới thời chiến tranh lạnh thì chúng ta phải thận trọng tránh không trở thành vùng xôi đậu trong cuộc tranh hùng Mỹ-Hoa vào thế kỷ 21

***

[1] Wall Street Journal 29/11/2012: U.S. Not Neutral in Island Dispute, Armitage Told Beijing http://blogs.wsj.com/chinarealtime/2012/11/29/u-s-not-neutral-in-island-dispute-armitage-told-beijing/


[2] RFA-03-12-2012: Trung Quốc phản đối Mỹ công nhận chủ quyền của Nhật trên đảo Senkaku http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/ch-op-us-bil-scsea-12032012094426.html?searchterm=senkaku

No comments:

Post a Comment