Ngành kinh tế
tuy rất chuyên môn và phức tạp nhưng lại gần giống như cơ thể con người. Vì vậy
nhiều khi so sánh các biện pháp kinh tế với công việc trị liệu người bệnh thì
lại dễ hiểu hơn đôi chút.
Nền kinh tế Mỹ
giống như người nợ nầng và nghiện ngập quá độ (vì cả dân chúng và nhà nước chi
xài nhiều hơn tiền làm ra) khiến rơi vào căn bệnh ngặt nghèo (tức là khủng hoảng
2007-09). Bác sĩ (hay Quỹ Dự Trử Liên Bang) phải cho liều thuốc cứu cấp cực mạnh
(liên tục bơm các gói kích cầu hàng ngàn tỷ đô-la). Đến nay bệnh nhân đã thoát
chết thì bác sĩ phải tìm cách cắt giảm thuốc hồi sinh, đồng thời chính người bệnh
phải đủ ý chí bỏ cai thuốc phiện thì mới hoàn toàn phục hồi.
Nước Mỹ từ năm
2000-07 đánh mất nhiều công ăn việc làm do ngành sản xuất bị di chuyển sang các
nước chậm tiến với giá nhân công rẻ; bên cạnh đó chi phí về y tế và xã hội tăng
vọt, cộng thêm gánh nặng từ hai cuộc chiến tranh tại A-Phú-Hãn và Iraq. Tuy vậy
vì được xem như nền kinh tế vững mạnh nhất thế giới nên Hoa Kỳ vẫn dễ dàng vay
mượn để tiêu xài, và là chổ cất tiền của thế giới. Các món tiền khổng lồ này được
những tay phù thuỷ tài chánh của Wall Street biến hoá thành nhiều khoảng tín dụng
cho vay cẩu thả và tạo thành bong bóng địa ốc. Trong một khoảng thời gian dài cả
nước Mỹ hài lòng như người đang say thuốc phiện, dân chúng cảm thấy giàu có vì
giá trị nhà cửa và đầu tư nhảy vọt trong khi địa ốc tạo ra một số lớn công ăn
việc lớn bù đắp cho các mất mát trong ngành công nghệ.
Dĩ nhiên là tình
trạng này không thể kéo dài đến khi các khoảng nợ xấu bị phát hiện và đe doạ hệ
thống ngân hàng. Thị trường tài chánh, địa ốc và chứng khoáng đồng loạt xụp đổ
vào các năm 2007-08. Rất may là Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã học bài từ cuộc Đại Khủng
Hoảng để tung ra hàng ngàn tỷ đô-la cứu vãn các ngân hàng thương mại và đầu tư,
rồi sau đó mỗi tháng tiếp tục bơm vào 40 tỷ USD vào nền kinh tế.
Nhờ có nguồn
tiền dồi dào nên lãi suất được giữ ở mức cực thấp. Dân chúng vay tiền giá rẻ để
mua nhà nên ngành địa ốc đang dần phục hồi. Hảng xưởng trước đây thắt lưng buộc
bụng nay bắt đầu mướn người và đầu tư, Giới tiêu thụ bớt lo âu và mua sắm trở lại
giúp thị trường chứng khoáng nhảy vọt theo đà lợi nhuận của các công ty. Tỷ lệ
thất nghiệp vẫn còn rất cao ở khoảng 7.8% nhưng đang thuyên giảm. Nhìn chung nền
kinh tế Mỹ đang phục hồi, và đã sắp đến lúc Quỹ Dự Trữ Trung Ương phải chuẩn bị
ngừng thuốc cấp cứu, tức là không bơm tiền vào kinh tế nửa.
Việc này không
dễ và đòi hỏi tài năng tương tợ như một vi lương y. Bệnh nhân trở thành lệ thuộc
vào thuốc cấp cứu như các thị trường chứng khoáng và địa ốc đã quen với lãi suất
thấp. Nổi lo hiện thời của Quỹ Dự Trử Trung Ương là dừng thuốc quá đột ngột sẽ
tạo thành cú “sốc” cho nền kinh tế khiến giá cả nhà cửa và cổ phiếu bị sụt mạnh,
dân chúng hoang mang bớt tiêu xài vạ lây đến việc buôn bán của các công ty và làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp. Còn cứ bơm tiền hoài cũng không thể được vì còn sẽ phải
chuẩn bị đối phó với nạn lạm phát tăng vọt sau này.
Một nổi lo khác
lâu dài của Quỹ Dự Trử Trung Ương cũng giống như ông bác sĩ lo ráo riết chửa chạy
nên lại khiến cho bệnh nhân đâm ra thờ ơ vô trách nhiệm! Nhờ vào biện pháp tài
chánh hữu hiệu giúp nền kinh tế dần hồi phục, nên cả Tổng Thống Obama và Quốc Hội
lại đâm ra ỷ lại và không chiụ hợp tác giải quyết tận gốc cuộc khủng hoảng tức
là hai vấn đề ngân sách và thuế khoá. Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà cứ tranh
cải đến mức nhà nước bị tê liệt, trong khi đó nền kinh tế cứ dần cải thiện nên
dân chúng sinh ra tâm lý… mặt kệ đối với ông Chính Phủ!
Nhưng điều mà
mọi người phải nhớ rằng đã sắp đến lúc hết việc cho ông bác sĩ tài giỏi. Căn
nguyên trị liệu nằm chính nơi người bệnh có can đảm bỏ thuốc phiện và sống điều
độ thì mới phục hồi sức khoẻ. Nếu Hành Pháp, Quốc Hội và dân chúng Mỹ không đủ ý
chí để chiụ đau đớn khi cắt giảm chi tiêu (chẳng khác gì bị thuốc hành lúc cai
nghiện) thì một đợt khủng hoảng mới thế nào cũng đến, và khi đó người bệnh có
thể… hết thuốc chửa!
No comments:
Post a Comment