Muốn ngăn
chận sự bành trướng của Trung Quốc cần phải tìm hiểu điều gi khiến Bắc Kinh
quan ngại, và chúng ta có thể rút ra bài học từ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ cùng Pakistan , Iraq
và Afghanistan .
Cả nhà cầm
quyền và dân chúng của ba nước này đều công khai chống đối và cản trở nhiều
chính sách của Hoa Thịnh Đốn, thế mà Mỹ hàng năm cứ phải đổ vào hàng tỷ đô-la
viện trợ cả kinh tế lẫn quân sự. Lý do vì Hoa Kỳ sợ các quốc gia nói trên rơi vào
cánh Hồi Giáo cực đoan (hay tệ hại hơn nửa là Al Queida) thì hiểm nguy cho Mỹ sẽ
còn to lớn hơn rất nhiều so với những tốn kém hiện thời.
Trở lại với
tình hình Đông Á, một trong các trọng tâm của Bắc Kinh là không thể để cho Bắc
Hàn, Việt Nam, Lào và Cam Bốt tách rời khỏi quỹ đạo của Hoa Lục đi vào dân chủ.
Trên địa lý chiến lược vì Trung Quốc cần những nước này làm khu vực trái độn, về
chính trị và xã hội do Bắc Kinh quan ngại một thay đổi lớn như vậy ở ngay sát
biên giới sẽ có ảnh hưởng sâu đậm đến nội tình Trung Quốc. Cho nên Bắc Kinh sẽ dùng
mọi thủ đoạn từ hổ trợ cho đến kềm chế để các chế độ nói trên không thể bị sụp đổ
nhằm phục vụ cho quyêề lợi Trung Quốc.
Nhưng ngược
lại, nhà cầm quyền của các nước lân bang cũng phải thấy rỏ yếu điểm nói trên của
Bắc Kinh, để nếu có bị lệ thuộc nhưng không bắt buộc phải hèn nhát nhất là khi
lợi ích quốc gia bị xâm phạm. Pakistan, Iraq, Afghanistan vừa nhận viện trợ nhưng
vẫn ngang ngược với Mỹ, rồi đến Bắc Hàn cũng cứng đầu với Trung Quốc, thì không
có lý do gì nhà cầm quyền Việt Nam phải khiếp sợ đối với đàn anh.
Lý lẽ để Hà
Nội đưa ra cho Bắc Kinh rất đơn giản: quý vị ỷ thế nước lớn chèn ép quá mức, đến
một lúc nào dân chúng tôi công phẩn nổi dậy thì vị trí lãnh đạo của chúng tôi cũng
phải lâm nguy! Khi đó hoặc Hoa Lục phải chấp nhận một nước Việt Nam dân chủ sát
cạnh biên giới, còn nếu tính đem quân đội vào để cứu vãn một nhà nước thân Trung
Quốc thì cứ xem trước gương của Liên Xô tiến vào A-Phú-Hãn chớ đừng vội vã.
Bên cạnh lời
nói phải có các chính sách để cũng cố nội lực và xoa diụ dân chúng: ngăn chận hàng
Trung Quốc tràn ngập phá hoại nền kinh tế, công nghiệp và sức khoẻ của dân chúng;
kiểm tra chặc chẻ việc người Hoa lan tràn lẫn lộn trong nước; và phải để dân chúng
thể hiện công khai và hợp pháp quan điểm chống các bước bành trướng của Trung
Quốc.
Nói cho cùng,
kế hoạch này là Hạ Sách vì không thể xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững dựa
trên hù doạ rồi bắt bí lẫn nhau. Thượng Sách là mở cánh cửa chuyển hoá dần sang
Dân Chủ và chọn những đồng minh không những dựa trên quyền lợi chiến lược mà cần
chia xẻ các giá trị nhân bản thì mới lâu dài như trường hợp giữa Mỹ - Nhật – Tây
Âu – Úc, và giờ đây thêm vào Nam Hàn. Miến Điện sát cạnh Trung Quốc nhưng đã mở
được cánh cửa dân chủ thì Việt Nam
cũng có thể làm được.
Nhưng trong
tình cảnh bế tắc hiện thời, muốn giữ quyền lãnh đạo nhưng vẫn còn tự trọng không
khíếp nhược ngoại bang thì thà áp dụng Hạ Sách còn hơn ngậm im miệng trước những
chèn ép của đối phương!
No comments:
Post a Comment