2018 đánh dấu 10 năm cuộc Đại Suy Thoái
tại Mỹ nên đây là dịp để tìm hiểu tại sao khủng hoảng ngân hàng lại nhanh chóng
ảnh hưởng dây chuyền và tràn lan ra toàn bộ nền kinh tế. Việc này càng hợp thời
vào lúc nhà nước Việt Nam
vừa thông qua đạo luật cho phép tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt được phá
sản.
Thực tế là tâm trạng hoang mang khiến
khủng hoảng bắt đầu khi ngân hàng lung lay chớ không đợi đến lúc khai phá sản.
Nghịch lý nơi chổ trước đây không có luật phá sản nhưng ai cũng hiểu ngầm nhà
nước sẽ gánh toàn bộ nợ xấu thì người gởi tiền ký thác tuy lo mà không hốt
hoảng, nhưng đến khi nhà nước cho biết sẽ không còn làm chủ cái nửa – dù vì hết
khả năng bao thầu hay do muốn trao quyết định cho thị trường tự do, khi đó tâm
lý quần chúng mới dao động và tác động lên thị trường. Người Mỹ gọi đây là
behavioural economics, nghe tuy có vẻ chuyên môn nhưng hợp tình hợp lý.
Khi một ngân hàng bị lung lay thì người
ký thác lo rút tiền chớ dại gì đợi đến khi phá sản thì tiền gởi nhiều bị mất
hết ngoại trừ con số được nhà nước bảo đảm. Nhưng ngay khi không bị phá sản quá
trình tái cơ cấu vẫn đầy bất trắc khiến việc rút tiền có thể trở nên khó khăn,
nên ai cũng nghĩ khôn thì rút tiền trước cho chắc ăn.
Ngân hàng đang yếu kém bị người ký thác
đòi rút tiền ào ạt nên phải bán nợ và tài sản để thu vốn. Điều trớ trêu nhất là
khi đó nợ xấu bán không ai dám mua hoặc chỉ chịu mua với giá rẻ mạt, nên ngân
hàng phải bán NỢ TỐT. Điều này khiến giá trị cổ phiếu của các công ty đang vững
mạnh bị sút giảm nhanh chóng. Ảnh hưởng lan đến chính các ngân hàng mạnh cũng
phải ngừng cho vay và bán nợ tốt để thu vốn phòng bị. Doanh nghiệp không vay
mượn được nên không thể khuyếch trương, nhân viên sợ mất việc nên giảm ăn xài.
Tâm lý hốt hoảng lan rộng đến mọi giới đầu tư và người tiêu thụ khiến khủng
hoảng ngân hàng lan tràn nhanh chóng ra toàn bộ nền kinh tế. Người Mỹ gọi là
drive-by-shooting, tức là đang đi ngoài đường gặp hai người đánh nhau mà mình
ăn đạn!
Tất nhiên nhà nước cũng dự phòng trường
hợp này nên sẽ cố gắng dàn xếp cho ngân hàng mạnh hay ngân hàng nước ngoài mua
lại ngân hàng yếu để tránh tình trạng phá sản. Thông thường là thành công nhưng
năm 2008 Bộ Tài Chính Mỹ đã không thuyết phục được các ngân hàng mạnh cứu vớt
Lehman Brother khiến ngân hàng này bị phá sản mở màn cho cuộc Đại Suy Thoái.
Một trong các nguyên do là chính những ngân hàng mạnh chỉ có tiếng bề ngoài chớ
bên trong cũng ôm đầy nợ xấu, bên nào cũng đầy rận trong chăn nên chẳng ai giúp
ai.
Trên đây chỉ là tóm lược của một quá
trình vô cùng phức tạp. Những gì xảy ra tại Hoa Kỳ sẽ không tái diễn y chang ở
nước khác, nhưng bài học vẫn có giá trị vì có một yếu tố không thay đổi dù ở
mọi thời, mọi nơi tức là tâm lý quần chúng.
No comments:
Post a Comment