Saturday, May 18, 2019

Nhìn về nước Mỹ: điểm thi SAT dựa vào lý lịch và gia cảnh


“Cộng sản đang tiến vào nước Mỹ” (The Communists are coming.) Câu nói đầy kích động của cánh cực hữu trong mùa bầu cử nhưng thu hút được cử tri trước những gì đang xảy ra, mà gần đây nhất là điểm thi SAT sẽ tăng hay giảm dựa vào lý lịch và gia cảnh nhằm san bằng bất công xã hội (The SAT’s bogus “Adversity Score – New York Times, 05/18/2019.)

Ban điều hành College Board sẽ quyết định tăng hay giảm điểm SAT của mỗi thí sinh từ 0 cho đến 100 dựa trên 15 tiêu chuẩn trong đó có khu nhà ở, gia cảnh và học khu giàu hay nghèo. Những học sinh thuộc diện “thiệt thòi” được nâng từ 0-50 điểm, còn diện “ưu đãi” bị giảm từ 0-50 điểm. Chỉ các đại học mới nhận được kết quả đánh giá này trong mùa tuyển chọn sinh viên còn cha mẹ và thí sinh không được biết.

Điều này không khác gì việc thi tuyển đặt trên lý lịch và nhân thân tại Việt Nam.

Quyết định nói trên khiến tôi nhớ đến câu chuyện xảy ra vào năm 2016 tại thành phố McKinney thuộc tiểu bang Texas. Một học sinh ưu hạng (valedictorian) nhưng thuộc diện di dân bất hợp pháp (illegal immigrant) được mời đọc diễn văn trong buổi lễ tốt nghiệp trong đó em chống đối quan điểm Nước Mỹ Trên Hết (America First) của ứng cử viên Tổng Thống Donald Trump. Em được trường đại học danh tiếng Yale trao tặng học bổng toàn phần.


Hai bà mẹ ngồi trong buổi lể đó. Một người hân hoan vỗ tay cho rằng học sinh nói trên tiêu biểu cho nước Mỹ của những người di dân (“This is how America should be”). Bà kia giận dữ đáp trả bà sẽ bỏ phiếu cho Trump cho dù không hề ủng hộ Trump (“I never thought I would vote for Trump but I will.”) Gia đình bà đóng thuế đầy đủ, chăm lo cho con cái ăn học (nói theo tiếng Mỹ là play by the rule) để rồi một người di dân bất hợp pháp dùng ngõ tắt giựt lấy những quyền lợi xã hội.

Chính quyền dân cử nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân hay cho những người phạm pháp?


No comments:

Post a Comment