Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc
đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
Bà Warren năm nay 70 tuổi, sinh trưởng từ một gia đình trung
lưu ở Oklahoma City .
Bà đậu bằng luật, bắt đầu dạy tại Houston
rồi sau đó là UPenn và Harvard. Bà ứng cử và trở thành Thượng Nghị Sĩ tiểu bang
Massachussets từ năm 2012.
Bà Warren viết quyển “The Two-Income Trap” được nhiều người
biết đến vì phân tích rỏ những khó khăn của các gia đình trung lưu Hoa Kỳ: giá
nhà, tiền giữ trẻ, giáo dục bậc đại học và bảo hiểm sức khỏe tăng vọt là những
nổi ưu tư lớn của đa số người Mỹ. Bà kêu gọi kiểm soát chặc chẻ hệ thống ngân hàng
không cho vay bừa bải dụ dỗ nhiều gia đình tiêu xài phung phí lâm vào tình trạng
phá sản. Tuyên ngôn của bà Warren từ khi bước vào chính trường là nước Mỹ bị dàn
dựng (rigged) để có lợi cho giới tư bản nhưng thiệt thòi cho mọi thành phần còn
lại, cho nên bà Warren thuộc trào lưu dân túy cánh tả (left wing populism) thay
vì hữu (right wing populism) như Donald Trump.
Trái với Bernie Sander thuộc khuynh hướng dân chủ xã hội
(social democrat), bà Elizabeth Warren tự nhận là tư bản tận xương tủy
(capitalist to the bones) nhưng đòi phát huy vai trò của nhà nước để kiểm soát
những lạm dụng của giới tư bản và bảo vệ số đông dân chúng. Trong thực tế chương
trình tranh cử của bà Warren
và ông Sander giống nhau đến mức khó phân biệt khi cùng tập trung vào giám sát những
tập đoàn tư bản và tăng thuế nhà giàu cùng doanh nghiệp để tài trợ cho các chương
trình công cộng mở rộng.
Bà Warren cũng giống như ông Sander và tổng thống Donald
Trump phản đối Hoa Kỳ làm sen đầm quốc tế. Nhưng trái với Trump tăng cường quân
đội, bà Warren
và ông Sander sẽ cắt giảm chi phí quốc phòng (hiện bằng 7 nước đi sau cộng lại)
để dùng vào mạng lưới xã hội. Nếu bà Warren
hay ông Sander đắc cử Tổng Thống thì cổ phiếu của các công ty quốc phòng sẽ suy
sụp thảm hại.
Bà Warren cũng giống như ông Sander và tổng thống Donald
Trump chống mậu dịch toàn cầu khiến hàng chục triệu công nhân Mỹ mất việc. Chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung không hẳn sẽ bớt căng thẳng nhưng bà Warren và ông Sander sẽ tế
nhị hơn là Trump đối với khối Âu Châu (EU) và Bắc Mỹ (NAFTA). Bà Warren từng chống
TPP sau đó lại công kích Trump rút khỏi TPP, cho nên liệu Hoa Kỳ có trở lại TPP
hay không chưa biết trước được.
Nhưng chính chủ trương đối nội của bà Warren đã khiến nhiều người Mỹ hoảng sợ và lên
án là xã hội chủ nghĩa (socialism). Xã hội chủ nghĩa nơi đây không hiểu theo mô
hình độc đảng và sở hữu toàn dân kiểu Việt Nam và Trung Quốc mà giống như chính
sách kinh tế phá sản của Hugo Chavez vốn đem Venezuala là quốc gia có trữ lượng
dầu hỏa hàng đầu thế giới đi vào khánh tận.
Bà Warren sẽ cấm khai thác dầu đá phiến (giá xăng sẽ tăng lên
7-8 USD như trước đây); bẻ gãy Amazon, Facebook, Google (các công ty Alibaba,
Tencent, Huawei của Trung Quốc sẽ thống trị ngành điện toán); siết chặc tài phiệt
Wall Street (thị trường chứng khoán sẽ chao đảo khi mua bán cổ phiếu bị đánh
thuế, giá nhà đất sụt giảm vì tín dụng bị siết chặc); quốc hữu hóa bảo hiểm sức
khỏe (tức là chấm dứt bảo hiểm tư nhân của 170 triệu người đi làm); đại học công
miễn phí; giữ trẻ miễn phí; miễn kiểm soát di dân bất hợp pháp đi vào nước Mỹ
(open border); Đầu Tư Xanh (Green New Deal) tốn kém hàng ngàn tỷ USD để bảo vệ
môi trường. Bà Warren sẽ đánh thuế các tỷ phú và nhà giàu có tài sản từ 50 triệu
USD trở lên, tăng thuế doanh nghiệp, cắt giảm quốc phòng để tài trợ cho các chương
trình công cộng dự trù tốn kém 52 ngàn tỷ USD.
Đối với người Mỹ gốc Việt thì Free (miễn phí) thì tốt nhưng
For All (của toàn dân) tức là xã hội chủ nghĩa. Bảo hiểm xã hội cho mọi người
(for all) bao gồm di dân bất hợp pháp và những người lạm dụng welfare thì nước
Mỹ sớm nghèo. Sưu cao thuế nặng khiến doanh nghiệp chạy ra nước ngoài.
Bà Warren lột xác từ một người bảo vệ cho giới trung lưu đổi
sang cánh tả cấp tiến (progressive left). Quan điểm của bà Warren
không còn tiêu biểu cho thành phần trung lưu nước Mỹ mà trở nên trí thức thượng
lưu cực đoan miền San Francisco
và vùng Đông Bắc (North East). Những ai đã không bỏ phiếu cho cánh trung tả của
bà Clinton năm 2016 càng khó bỏ phiếu cho bà Warren năm 2020.
Nếu Tổng Thống Donald Trump không bị truất phế và bà Warren
(hay ông Sander) trở thành ứng viên của đảng Dân Chủ thì cuộc bầu cử năm 2020 cũng
giống như chọn lựa giữa độc tài và xã hội chủ nghĩa. Nhưng không đi bầu vì không
biết chọn ai thì cũng vẫn có Tổng Thống, nên phải đi bầu để sau này không trách
móc ai.
Nếu bầu cử ngay bây giờ thì người viết sẽ bỏ phiếu chéo, tức
là bầu Tổng Thống Cộng Hòa thì Quốc Hội Dân Chủ hay ngược lại. Ưu điểm của Hiến
Pháp Hoa Kỳ nơi Hành Pháp và Lập Pháp kiểm soát lẫn nhau không cho một phe đi
quá đà sang độc tài hay xã hội chủ nghĩa. Điểm dở khi rạn nứt trong xã hội không
được hàng gắn, chính quyền Mỹ bị tê liệt vì tranh chấp nội bộ nên tạo cơ hội
cho Trung Quốc qua mặt.
Nếu bầu cử ngay bây giờ thì người viết sẽ bỏ phiếu cho … bà Warren vì dù lạc hướng nhưng bà Warren không tấn công vào các định chế dân chủ
như Donald Trump, nên còn có thể bị Quốc Hội kềm chế.
Nhưng từ đây đến tháng 11/2020 còn nhiều lần đổi ý!!!
No comments:
Post a Comment