Saturday, January 11, 2020

Trump, Iran và 4 trường phái ngoại giao Mỹ


Vài học giả đã phân tách ngành ngoại giao Hoa Kỳ có 4 khuynh hướng gồm:

  1. Trường phái Hamiltonian: thiên về lợi ích Mỹ khi phát huy thương mại toàn cầu; không vướng mắc đa đoan vào quá nhiều công việc nhưng phải cảnh giác đối với các đối thủ nước lớn (great power competition.) Một điển hình là Trump đặt nặng cạnh tranh kinh tế và chính trị với Trung Quốc mà nhẹ về nhân quyền.

  1. Wilsonian: đặt nặng lý tưởng Mỹ khi Hoa Kỳ đem sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế để phát huy dân chủ và tự do toàn cầu. Tiêu biểu cho quan điểm này là các phát biểu to lớn của Obama.

Hai khuynh hướng nói trên sinh ra hai trường phái Tân Bảo-Thủ (Neo-Conservatism thiên về Wilsonian) và Tân Tự-Do (Neo-Liberalism thiên về Hamiltonian) vốn ảnh hưởng đến thành phần ưu tú (elites) và giới lãnh đạo của Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Ngược lại cả hai đều là những lý thuyết to lớn nên không phù hợp với tâm lý thực tiển của quần chúng Mỹ như hai khuynh hướng sau này:

  1. Jeffersonian: đèn nhà ai nấy sáng. Nước Mỹ đừng có dại dột làm sen đầm quốc tế mà phải lo cho chính mình trước đã. Đây là khẩu hiệu America First của Donald Trump.

  1. Hamiltionian: Ông không kiếm chuyện với ai (điều này không đúng với Hoa Kỳ hiện giờ), nhưng Thằng nào đụng chạm đến Ông thì Ông đập cho vỡ mặt! Đây là quyết định của Donald Trump khi thanh toán Tướng Suleimani sau thời gian dài không trả đủa Iran bắn tàu dầu, bắn hảng lọc dầu Saudi, bắn rơi máy bay không người lái, pháo kích căn cứ quân sự và đe dọa tòa Đại Sứ Mỹ ở Iraq.

Tất nhiên cuộc đời không đơn giản một chiều và mỗi Tổng Thống lại gánh chịu những hậu quả từ quyết định của các vị tiền nhiệm nên Trump tùy theo trường hợp và hoàn cảnh mà trộn lẩn giữa (1), (3) và (4) nhưng đặt nhẹ (2). Các nhà phân tích chính trị lại có cái nhìn một chiều nên cho là Trump bất nhất (unpredictable) khi muốn Hoa Kỳ giảm hiện diện ở Trung Đông mà lại khiêu khích Iran. Nhưng thực tế thì khác, Trump mâu thuẩn mà không mâu thuẩn vì muốn rút ra khỏi Trung Đông thì phải đánh cho thật đau để đối thủ không dám coi thường (như Nixon dội bom Hà Nội 1972), rồi sau đó hai bên mới nghiêm chỉnh thương lượng để tạo không gian cho Mỹ rút lui cho NATO trám vào (Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ không còn lệ thuộc vào dầu hỏa Trung Đông nên NATO - tức là Âu Châu - phải gánh thêm trách nhiệm). Hy vọng kết quả lâu dài không phải là Iran (giống như Bắc Việt Nam) thắng sau khi Hoa Kỳ rút trong trường hợp NATO là một lực lượng trung gian khả tín.

Tuy nhiên cũng khó so sánh vụ Iran với Việt Nam vì quyền lợi của Mỹ ở hai khu vực rất khác biệt: Đông Nam Á là cơ bắp trong dây chuyền thương mại toàn cầu nhưng Trung Đông vẫn là mạch máu dầu hỏa cho kinh tế thế giới. Chỉ có thể kết luận là chẳng ai biết được tương lai (thiên cơ bất khả lậu). Hoa Kỳ và thế giới thở phào khi Trump thấu cáy mà Iran không trả đủa nên không có chiến tranh. Nếu Trump và Iran cùng lợi dụng cơ hội này để thương lượng thì có thể tìm ra một giải pháp chung; còn nếu một bên thừa cơ sấn tới hay bên kia chờ dịp trả thù thì biển lửa Trung Đông vẫn còn tiếp diễn. It takes two to dance, tức là hai người cùng chịu ôm nhau ra sàn nhảy thì mới có nhảy đầm.

No comments:

Post a Comment